Nhưng thông tin về người neanderthal vẫn còn rất nhiều lỗ hổng. người neanderthal từng được miêu tả là loài dã man, thua kém người hiện đại (homo sapien), nhưng các nghiên cứu trong vài năm qua đã hóa giải nhiều hiểu lầm liên quan đến loài cổ đại này.
Người neanderthal săn bắn nhưng cũng hái lượm và nấu chín thức ăn của họ.
Công cụ của neanderthal kém xa homo sapiens
Hơn một thập kỷ trước, các nhà khảo cổ học cho rằng người neanderthal chỉ sử dụng những công cụ rất đơn giản, như đá mài. tuy nhiên, những nghiên cứu mới trong 10 năm qua đã cung cấp bằng chứng khảo cổ học mới điều chỉnh lại quan điểm này.
Ví dụ, một cuộc điều tra được tiến hành ở Pháp đã phân tích các đồ tạo tác được khai quật từ một địa điểm khảo cổ có tên Abri du Maras, ở Thung lũng Middle Rhône. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu vết của kỹ thuật chế tạo công cụ đá phẳng và sắc, dấu vết của sợi xoắn - cho thấy việc chế tạo dây thừng, và các dấu vết liên quan đến công nghệ đầu phóng săn bắn phức tạp - thường được coi là “độc quyền” của con người hiện đại thời sơ khai.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng người neanderthal thậm chí còn truyền lại một số kỹ thuật chế tạo công cụ cho homo sapien. các nhà khoa học hà lan đã phát hiện ra những công cụ 50.000 năm tuổi được làm từ xương sườn hươu ở tây nam nước pháp, tương tự như dụng cụ bằng xương dùng để làm nhẵn vẫn được những người thợ thuộc da sử dụng ngày nay. các công cụ 50.000 năm tuổi đó tương tự như những công cụ tìm thấy tại các địa điểm có con người hiện đại sinh sống khoảng 10.000 năm sau.
Khi di cư vào châu âu, homo sapien chỉ có những công cụ bằng xương nhọn, nhưng ngay sau khi đến đây, họ đã bắt đầu chế tạo các dụng cụ xương khác (chẳng hạn như dụng cụ thuộc da nói trên). điều này củng cố giả thiết rằng ban đầu rằng người neanderthal đã phát minh ra các công cụ xương chuyên dụng và truyền kỹ thuật của họ cho homo sapien.
Người neanderthal không phát triển ngôn ngữ
Từ lâu, người ta tin rằng người neanderthal thiếu khả năng nhận thức và các bộ phận phát âm để tạo ra lời nói và ngôn ngữ, và họ chỉ có thể phát ra các tiếng gầm gào. tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã tiết lộ rằng người neanderthal rất có thể đã có hình thức nói và ngôn ngữ tinh vi không khác với con người hiện đại.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ hình ảnh x-quang 3d mới nhất để kiểm tra xương móng 60.000 năm tuổi của người neanderthal được tìm thấy trong hang kebara ở israel vào năm 1989. xương móng nằm ở trung tâm ở phần trên của cổ, bên dưới hàm nhưng ở trên thanh quản và là bộ phận quan trọng tạo ra tiếng nói. cho đến nay, bộ phận chỉ được tìm thấy ở con người hiện đại và người neanderthal. kết quả cho thấy về mặt hoạt động cơ học, xương móng của người neanderthal không khác gì với chúng ta ngày nay. đây là bằng chứng cho thấy rất có thể họ cũng sử dụng bộ phận thanh âm quan trọng này theo cách giống như con người hiện đại.
Quan niệm rằng người neanderthal nguyên thủy man rợ, dữ tợn, đang thay đổi.
Người neanderthal không có nhà
Đã có ý kiến cho rằng người neanderthal không có cách tổ chức không gian giống như con người. nhưng các nhà khảo cổ học ở ý đã tìm thấy một hầm trú ẩn bằng đá bị sập, trong đó là một “nhà ở” ngăn nắp và có tổ chức với các không gian riêng để chuẩn bị thức ăn, chỗ ngủ, nơi chế tạo công cụ và giao lưu.
Tầng cao nhất của hang có lẽ được sử dụng để giết thịt động vật vì ở đó có nhiều di cốt xác động vật. tầng giữa có nhiều dấu vết của người và có vẻ như là một khu vực để ngủ. các đồ tạo tác được sắp xếp ngăn nắp xung quanh lò sưởi ở phía sau hang động. xương động vật và công cụ đá tập trung ở phía trước cửa hang hơn là phía sau, cho thấy rằng việc sản xuất công cụ diễn ra ở đó để tận dụng ánh sáng mặt trời.
Người neanderthal chỉ ăn thịt sống
Người neanderthal từng được miêu tả giống như loài vượn người, xé xác và ăn sống nuốt tươi những động vật vừa săn được. tuy nhiên, nghiên cứu gần đây được của viện catalan ở barcelona đã phát hiện ra mảng bám vôi hóa trên răng hóa thạch của người neanderthal được tìm thấy trong hang động el sidrón ở tây ban nha, cho thấy loài người đã tuyệt chủng này cũng đã nấu rau và tiêu thụ các loại cây Thu*c có vị đắng như hoa cúc và cúc vạn diệp.
Người neanderthal không biết nuôi nấng trẻ
Cho đến gần đây, quan điểm phổ biến vẫn cho rằng người neanderthal không có khả năng bảo vệ, chăm sóc con cái của mình. tuy nhiên, trong một nghiên cứu công bố vào năm 2014, một nhóm các nhà khảo cổ học từ trung tâm cổ sinh vật học và nguồn gốc tiến hóa con người tại đại học york đã lật ngược lại quan điểm này và tuyên bố rằng trẻ em neanderthal có những gắn bó tình cảm chặt chẽ với nhóm xã hội của họ, và người neanderthal sẽ chăm sóc cho những đứa trẻ bị bệnh trong suốt nhiều năm, và trẻ em đóng một vai trò quan trọng trong xã hội, đặc biệt là trong các biểu tượng của người neanderthal.
Nhóm nghiên cứu đã dựa trên bằng chứng văn hóa và xã hội để khám phá cuộc sống của trẻ em neanderthal. chẳng hạn, họ nhận thấy rằng lễ chôn cất trẻ em neanderthal được tổ chức công phu hơn so với người lớn, cho thấy mối quan hệ tình cảm bền chặt và vai trò quan trọng của trẻ em trong nhóm xã hội.
Người neanderthal không có nghệ thuật
Người ta thường trích dẫn trong các tài liệu học thuật rằng các biểu hiện của văn hóa đã xuất hiện trong thời đại đồ đá cũ (khoảng 30.000 năm trước) và người neanderthal không biết tới văn hóa nghệ thuật vì họ đã biến mất trước đó từ lâu. tuy nhiên, bằng chứng mới cho thấy có những biểu hiện văn hóa phát triển sớm hơn nhiều, trong thời gian người neanderthal di cư đi khắp các châu lục.
Chẳng hạn, tác phẩm nghệ thuật trên đá trong hang động el castillo ở tây ban nha đã có niên đại khoảng 40.800 năm tuổi, khả năng một số bức tranh trong đây có thể do người neanderthal tạo ra. ngoài ra, có bằng chứng cho thấy người neanderthal cũng có sáng tác âm nhạc. nhạc cụ cổ nhất từng được phát hiện được cho là cây sáo divje babe, được phát hiện trong một hang động ở slovenia vào năm 1995, tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh phát hiện này.
Theo Hoàng Nam/Khoa học và Phát triển
Link bài gốc Lấy link
https://khoahocphattrien.vn/kham-pha/nguoi-neanderthal-nhung-hieu-lam-lon-nhat/20210225103941928p1c879.htmTheo Hoàng Nam/Khoa học và Phát triển