Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người viêm loét dạ dày - tá tràng nên ăn thế nào?

Tôi 45 tuổi, bị dạ dày mấy năm nay. Tôi đã đi khám và uống Thu*c theo đơn bác sĩ. Xin quý báo tư vấn chế độ ăn uống cho bệnh này.

Trần Hải (Hải Dương)

Chế độ ăn trong bệnh dạ dày nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành.

Bệnh này cần lưu ý: nấu chín, ninh nhừ thức ăn; không nên ăn thực phẩm dạng tái, sống; nhai kỹ, ăn chậm, không ăn quá no một lúc mà chia thành nhiều bữa (4-5 bữa); ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay. nên ăn: sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày; thực phẩm giàu đạm (thịt, cá nạc nên chế biến luộc, hấp, om thì dễ hấp thu); rau củ dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín; thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo. không nên ăn: những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ; các loại thịt nguội chế biến sẵn: dăm bong, lạp xường, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc; sữa chua; những thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dạ dày như: thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống...; gia vị, dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối; quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo; chè, cà phê đặc, bỏ hẳn rượu, Thu*c lá.

BS. Văn Hào

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nguoi-viem-loet-da-day-ta-trang-nen-an-the-nao-n182876.html)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY