Do ý thức giữ gìn, bảo vệ cộng đồng của trẻ không thể như người lớn nên nếu chúng nhiễm virus corona, dịch bệnh này sẽ bị lây lan với tốc độ nhanh hơn.
Ngày 11/2, Việt Nam đã ghi nhận ca đầu tiên nhiễm nCoV là một bé gái 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc. Trong khi đó, vào thời điểm lúc dịch viêm phổi lạ lần đầu tiên được xác nhận chính thức vào 31/12 cho đến ngày 22/01, trong số các bệnh nhân không hề có bất cứ trường hợp nào dưới 15 tuổi.
Cho đến hiện tại, trên thế giới, các bác sĩ cũng chỉ ghi nhận một số ít trường hợp trẻ em nhiễm virus corona.
Theo báo cáo đăng trên tạp chí JAMA của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, tuổi trung bình của bệnh nhân nhiễm nCoV là từ 49-56 tuổi.
Theo Tiến sĩ Malik Peiris, Trưởng khoa virus học của Đại học Hong Kong, trẻ em cũng có khả năng bị lây nhiễm như người lớn nhưng chỉ vì triệu chứng bệnh ở nhóm tuổi này thường ở mức nhẹ hơn nhiều.
Các chuyên gia y tế cho rằng việc trẻ được giữ ấm và chăm sóc tốt là một yếu tố khiến chúng ít bị lây nhiễm virus corona. Ảnh Reuters |
Bên cạnh quan điểm của Tiến sĩ Malik Peiris, có 2 luồng quan điểm khác được nhiều chuyên gia chấp nhận:
-Quan điểm 2: Có một sự khác biệt nào đó trong cách hệ miễn dịch đáp ứng với virus corona giữa cơ thể trẻ em và người lớn.
Cũng theo bài báo này, trường hợp một em bé Trung Quốc 10 tuổi đến Vũ Hán cùng gia đình, sau đó bị bệnh nhưng không có triệu chứng biểu hiện rõ ràng và đã lây cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên những người lớn trong nhà lại có triệu chứng sốt, đau họng, tiêu chảy và viêm phổi.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi Trung ương, đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được đầy đủ vì sao tỉ lệ trẻ em mắc virus corona mới lại thấp hơn các nhóm khác do các dữ liệu liên quan đến đặc điểm môi trường, miễn dịch của trẻ, đặc điểm của virus vẫn đang được nghiên cứu.
PGS Điển dẫn chứng thêm, ngay như dịch cúm, theo số liệu của Mỹ, tỉ lệ trẻ em nhiễm bệnh và Tu vong cũng thấp hơn nhiều nhóm trung niên và cao tuổi. Hay bệnh thủy đậu, hầu hết ca bệnh ở trẻ em đều nhẹ nhưng người lớn dễ tiến triển nặng.
Tuy nhiên, cũng là virus, nhưng một số bệnh lại đặc hiệu ở trẻ em như bệnh tay chân miệng, sởi… gây diễn tiến nặng. Do vậy, hiện chưa thể giải thích được vì sao virus corona mới lại ít tấn công trẻ em.
Trẻ em nhiễm virus corona sẽ làm sự lây lan tăng mạnh do chúng chưa có ý thức giữ gìn như người lớn. |
“Cũng có ý kiến cho rằng người lớn thường hay mắc các bệnh nền, bệnh mãn tính đi kèm nên tỉ lệ mắc và Tu vong lớn hơn. Điều này không phải không có căn cứ nhưng trẻ em hay người lớn khi có bệnh lý kèm theo thì đều gây suy giảm miễn dịch, đề dễ bị virus tấn công”, PGS Điển giải thích.
Đặc biệt, những bệnh nhân mắc các bệnh nền suy cơ quan hệ hô hấp, phổi mãn tính, bệnh gan thì những cơ quan này sẽ dễ bị tấn công, dễ phát sinh tình trạng nặng nề hơn, điều trị khó khăn hơn.
Như dịch sởi 2014 tại Việt Nam, hầu hết các trường hợp trẻ Tu vong đều có bệnh nền, bệnh mãn tính, bệnh bẩm sinh.
“Do đó, với tình hình dịch hiện nay, với những trẻ có bệnh nền, cha mẹ cần giữ gìn các cháu sạch sẽ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và tiêm phòng đầy đủ”, Phó giám đốc BV Nhi Trung ương khuyến cáo.
PGS Điển đánh giá, trường hợp trẻ em mắc nCoV nhưng chưa đi học, nguy cơ lây lan diện hẹp, chủ yếu cho các thành viên gia đình, nhưng nếu trẻ mắc bệnh mà không biết và vẫn đi học sẽ làm tăng tốc độ lây lan do ý thức giữ gìn, bảo vệ cộng đồng của trẻ không thể như người lớn.
Chủ đề liên quan:
bệnh dịch cao hơn chuyên gia y tế lây lan lây nhiễm ncov nguy cơ nguy cơ lây lan nhanh trẻ em trẻ em nhiễm bệnh virus corona