Các nhà nghiên cứu phát hiện, những người được sinh ra trước năm 1968 ít bị mắc bệnh cảm cúm hơn so với những người sinh ra trong năm 1968 hoặc sau đó. Họ giải thích, do những nhóm người lớn tuổi hơn thường tiếp xúc với nhiều dịch bệnh hơn khi còn nhỏ.
Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu từ hơn 1.400 người, chủ yếu ở châu Á và Trung Đông. Những người này từng bị nhiễm bệnh tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống với hai chủng cúm gia cầm là H5N1 và H7N9.
Phát hiện mới này có thể giúp các nhà nghiên cứu dự đoán các nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và mắc nhiều bệnh nặng trong đại dịch cúm trong tương lai. Kết quả nghiên cứu được đăng tải vào ngày 10/11 trên tạp chí Science. Một “đại dịch” có nghĩa là một căn bệnh phổ biến và dễ lây nhiễm diện rộng.
“Trong quá khứ, chúng tôi luôn giải định rằng, khi đại dịch cúm virus xuất hiện ở các loài động vật, con người sẽ tự nhiên trở nên miễn dịch”, Ktelyn Gostic, tác giả nghiên cứu, một sinh viên đại học khóa hệ sinh thái và sinh học tiến hóa tại Đại học California (UCLA), Los Angeles, Mỹ, cho biết. Nói cách khác, chuyên gia nghiên cứu cho rằng, hệ thống miễn dịch của mọi người sẽ có khả năng tự vệ chống lại một hoặc một loạt các loại cúm mới.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới lại cho thấy điều ngược lại: rất nhiều người có thể miễn dịch chống lại một chủng mới của cúm virus từ động vật chỉ khi họ từng tiếp xúc với virus đó lúc còn nhỏ.
Người lớn tuổi thương có hệ miễn dịch với cúm H5N1. Ảnh minh họa |
Các nhà khoa học từng lưu ý rằng, tuổi của một người đóng một vai trò trong quá trình nhiễm bệnh cúm: chủng H5N1 thường ảnh hưởng đến trẻ em và những người trẻ tuổi hơn những người cao tuổi, còn H7N9 lại thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi hơn.
Trong nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, đường phân chia giữa hai nhóm tuổi là năm 1968, năm của đại dịch cúm ở Hong Kong.
Loại virus gây bệnh cúm Hong Kong đã thay thế các loại virus khác nhau về mặt di truyền và nó là nguyên nhân gây mắc bệnh cúm trong nửa thế kỷ qua.
Virus của chủng H7N9 chủ yếu lây nhiễm ở người lớn tuổi, cũng tương tự như cúm Hong Kong. Những người lớn tuổi, sinh ra trước năm 1968, không được tiếp xúc với loại virus này khi còn nhỏ.
Thay vào đó, người cao tuổi thường tiếp xúc với các chủng cúm phổ biến trước năm 1968, tương tự như chủng H5N1. Như vậy, người lớn tuổi trong chương trình nghiên cứu sẽ miễn dịch với H5N1.
Ngược lại, những người sinh ra trong năm 1968 hoặc sau đó có thể đã tiếp xúc với chủng cúm H7N9 khi còn nhỏ nên họ ít có khả năng bị ốm do chủng này.
Trẻ em và người trẻ tuổi thường có hệ thống miễn dịch với cúm H7N9. Ảnh minh họa |
Nói cách khác, loại virus gây bệnh mà bạn bị nhiễm đầu tiên khi còn là một đứa trẻ sẽ là yếu tố quyết định hệ thống miễn dịch của bạn trong tương lai.
“Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rõ ràng, tăng cường hệ thống miễn dịch từ nhỏ sẽ giúp mang lại sự bảo vệ mạnh mẽ chống lại nhiễm trùng hoặc Tu vong do cúm”, James Lloyd Smith, giáo sư về hệ sinh thái và sinh học tiến hóa tại đại học UCLA và là đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.
Nghiên cứu này là “một bước tiến thực sự cho chăm sóc sức khỏe y tế cộng động và cho những người có nhiệm vụ bảo vệ người dân khỏi dịch cúm”, tiến sĩ Michael Grosso, giám đốc sức khỏe y khoa Northwell của Bệnh viện Huntington ở Huntington, New York, Mỹ, cho biết.
Chủ đề liên quan:
bệnh cảm bệnh cảm cúm cảm cúm có thể h5n1 h7n9 hệ thống miễn dịch mắc bệnh mắc bệnh cảm cúm miễn dịch với bệnh nam sinh nguy cơ nguy cơ mắc bệnh tăng cường hệ miễn dịch