Bác sĩ hoàng văn dũng, trưởng khoa nội tim mạch, bệnh viện quận thủ đức, tp.hcm, cho biết vỡ phổi hay mạch máu não khi hát tông giọng cao là trường hợp rất hiếm gặp. nhưng một số trường hợp được chẩn đoán vỡ phổi, xuất huyết não do hát karaoke lên giọng cao là có cơ sở.
Hát giọng quá cao so với khả năng có thể làm tăng áp lực trong phổi. Điều này khiến một số phế nang hoặc kén khí ở ngoại vi phổi (nếu có) bị vỡ vào khoang màng phổi.
Tình trạng này có thể xảy ra ở những người bệnh phổi trước đó, thậm chí cả người khoẻ mạnh bình thường. Vỡ kén khí phổi thường gặp ở người cao, gầy vì cơ địa này có áp lực đỉnh phổi thấp hơn, dễ gây vỡ các bóng khí.
Theo bác sĩ dũng, ngoài hát lên tông giọng cao, việc gắng sức khiêng, vác vật nặng, thậm chí ho nhiều có thể vô tình tạo áp lực cao trong lồng ngực, gây vỡ phổi ở những người có cơ địa nhạy cảm.
Bác sĩ Dũng cũng cho biết khi lấy hơi quá sức có thể làm tăng áp lực trong sọ não.
“ở người cơ địa có bệnh huyết áp chưa được kiểm soát tốt, lấy hơi hết sức có thể làm tăng áp lực lên não, gây tình trạng tai biến. ngoài ra, với những người có dị dạng mạch máu não, lên giọng cao cũng dễ gặp nguy cơ này”, bác sĩ dũng cho biết.
Nếu bạn đột nhiên cảm thấy một bên như “dao đâm” và khó thở tăng dần, đau đầu dữ dội hoặc yếu, liệt nửa người khi cố hát giọng cao, cần lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên chọn hát những bài có tông giọng thay đổi. Chúng ta nên tránh hát liên tục với tông giọng cao. Đặc biệt, người thường xuyên hút Thu*c lá, có bệnh phổi mạn tính, mệt mỏi lâu ngày, stress, dễ xúc động, cao huyết áp..., không nên gắng sức lấy hơi, cố mang vác vật nặng để tránh những T*i n*n đáng tiếc.
Chủ đề liên quan:
hát cao hát karaoke hát karaoke vỡ phổi lên giọng nguy cơ vỡ phổi xuất huyết xuất huyết xuất huyết não