Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Nhận biết sớm dấu hiệu suy nhược thần kinh bằng cách nào?

(MangYTe) - Suy nhược thần kinh là hậu quả của sự căng thẳng kéo dài mà không được giải quyết hoặc vượt quá khả năng xử lý của người bệnh. Vậy làm thế nào để bạn nhận biết mình có bị suy nhược thần kinh hay không?

Cách nhận biết sớm dấu hiệu suy nhược thần kinh

Dấu hiệu của suy nhược thần kinh có rất nhiều, việc nhận biết sớm suy nhược thần kinh không chỉ giúp người bệnh có biện pháp xử trí sớm, hiệu quả mà còn ngăn chặn các hậu quả do suy nhược thần kinh gây ra như rối loạn lo âu, trầm cảm,….

Dấu hiệu suy nhược thần kinh là gì?

Nhóm triệu chứng tâm lý

- Có sự mất mát hoặc sang chấn tâm lý xảy ra vào thời gian gần đây: Mất mát người thân, người yêu, tiền của, tổn thương tinh thần sau khi ly hôn hoặc là nạn nhân của bạo lực gia đình,… đều có thể dẫn đến sự suy sụp về tinh thần, gây ra suy nhược thần kinh.

- Không thể cảm nhận được sự hài lòng: Khi bị suy nhược thần kinh, bạn sẽ mất đi cảm giác hài lòng với một sự việc nào đó, luôn cảm thấy thiếu sức sống, trống rỗng hoặc hờ hững, không còn hứng thú với những hoạt động từng yêu thích.

- Thay đổi tâm trạng: Người bị suy nhược thần kinh thường có biểu hiện dễ nổi nóng, giận dữ, cảm giác tội lỗi, dễ khóc, không muốn nói chuyện cũng như gặp gỡ ai,…

- Không muốn làm gì, tinh thần uể oải: Nếu bạn thường có biểu hiện không muốn đi làm, năng suất làm việc suy giảm, mất khả năng đưa ra các quyết định, thiếu động lực làm việc, cảm thấy cơ thể không đủ sức làm việc… thì đó có thể là biểu hiện của suy nhược thần kinh.

- Cảm giác bất lực, vô vọng: Người bị suy nhược thần kinh cảm thấy không đủ nội lực đối đầu với các vấn đề trong cuộc sống, không thể thoát khỏi những khó khăn đang gặp phải, cảm thấy kiệt sức, giảm khả năng tập trung.

- Có suy nghĩ tiêu cực, thường hiểu mọi việc theo hướng tiêu cực, thậm chí còn cảm thấy những điều tích cực cũng mang ý nghĩa xấu.

- Tự cô lập, xa lánh bạn bè, gia đình và luôn muốn ở một mình.

- Cảm giác mọi thứ xung quanh đều chỉ là thứ hư ảo, cảm thấy tê liệt và tách rời khỏi ngoại cảnh.

Mệt mỏi, uể oải là biểu hiện của suy nhược thần kinh

Nhóm triệu chứng thể chất

- Rối loạn giấc ngủ: Bao gồm các biểu hiện như khó đi vào giấc ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm, hay gặp ác mộng, ngủ quá nhiều hoặc quá ít so với thường lệ.

- Lơ là việc chăm sóc bản thân, không chú ý đến việc vệ sinh cá nhân, có thể mặc cùng một bộ quần áo trong nhiều ngày dù quần áo đã bị vấy bẩn, không chú ý đến vẻ bề ngoài,…

- Luôn có cảm giác lo lắng thường trực trong tâm trí kèm theo biểu hiện căng, đau cơ bắp, vã mồ hôi, chóng mặt, có cơn hoảng loạn,…

- Cảm giác kiệt sức, thiếu năng lượng: Cảm giác liên tục mệt mỏi hoặc kiệt sức là một triệu chứng phổ biến của suy nhược thần kinh, những hoạt động cơ bản như tắm, ăn hoặc ra khỏi giường cũng khiến bạn cảm thấy quá sức.

- Tim đập nhanh, ngực co thắt, cảm giác nghẹn trong cổ họng nhưng đi khám lại không có bất cứ tổn thương thực thể nào.

- Đau bụng hoặc gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa cũng là triệu chứng điển hình khi bạn bị căng thẳng và lo âu quá mức.

- Run tay hoặc toàn bộ cơ thể là một dấu hiệu rõ rệt nhất của suy nhược thần kinh, và sự xấu hổ do chứng run rẩy lại càng làm tăng mức độ căng thẳng của bạn.

Hồi hộp, tim đập nhanh là biểu hiện của suy nhược thần kinh

Thảo dược quý giúp khắc phục tình trạng suy nhược thần kinh

Nhận biết sớm các triệu chứng của suy nhược thần kinh được coi là giải pháp tối ưu giúp việc điều trị suy nhược thần kinh đạt hiệu quả cao hơn. Gần đây, trên thị trường xuất hiện dòng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, giúp giảm căng thẳng, cải thiện các triệu chứng của suy nhược thần kinh hiệu quả, an toàn.

Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm thảo dược chứa thành phần từ hợp hoan bì, ngũ vị tử, hồng táo, toan táo nhân... giúp cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa những hệ lụy nghiêm trọng của tình trạng suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang – Hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe thần kinh

Cuộc sống phát triển, con người nhiều lo toan, dẫn đến căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm… Để cải thiện những căng thẳng không đáng có, hãy rèn luyện, gìn giữ sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, công ty Dược phẩm Á Âu đã và đang phân phối thực phẩm chức năng viên nén Kim Thần Khang có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Đây là một sản phẩm có thành phần chính là cao hợp hoan bì (vỏ của cây hợp hoan) kết hợp với một số thảo dược thiên nhiên khác như cao táo nhân, cao hồng táo, soy lecithin, cao viễn chí, cao ngũ vị tử, uất kim, nicotinamid (vitamin PP) và phụ liệu lactose, magnesium stearate,… có công dụng hỗ trợ giúp tăng cường lưu thông máu, giúp dưỡng tâm, an thần. Dùng cho những người bị căng thẳng, suy nhược thần kinh, người thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), stress, trầm cảm. Và người làm việc lao động trí óc căng thẳng: học sinh, sinh viên ôn thi, những người lao động trí óc nhiều. Ngày uống 2-4 viên/lần x 2 lần/ngày. Nên sử dụng sản phẩm trước bữa ăn 30 phút và liên tục một đợt từ 1-3 tháng để có kết quả tốt.

Kim Thần Khang giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm.

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu. Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ 024.38461530 – 024.37367519. Hotline miễn cước 18006105. http://kimthankhang.vn/

*Thực phẩm này không phải là Thu*c, không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh

P.V

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/suc-khoe/nhan-biet-som-dau-hieu-suy-nhuoc-than-kinh-bang-cach-nao-20190219090902279.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY