Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Nhận biết triệu chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến không chỉ ở người cao tuổi mà cả ở người trẻ tuổi, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.
Tuy nhiên triệu chứng rối loạn tiền đình lại dễ nhầm lẫn với bệnh khác.

Triệu chứng chính của rối loạn tiền đình

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, đóng vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế. Biểu hiện rõ nhất của rối loạn tiền đình là các cơn chóng mặt, mất thăng bằng, cảm giác lảo đảo muốn ngã.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy nhức đầu, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, chân tay run rẩy,... Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu hơn và hay tái phát.

Chóng mặt, mất thăng bằng... có thể mắc rối loạn tiền đình

Khi bị rối loạn tiền đình, nếu nhẹ người bệnh có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn nhiều gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn, người mệt lả... Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng... Nếu kéo dài có thể dẫn đến mắt nhìn mờ, chân tay thường tê bì, run rẩy, suy nhược cơ thể,... ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, giảm chất lượng sống.

Có thể nhầm lẫn với bệnh khác

Chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai, nhức đầu… là biểu hiện của rối loạn tiền đình nhưng cũng có thể là dấu hiệu của của nhiều bệnh khác, trong đó có một số bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, hạ huyết áp, thiếu máu não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não...

Do đó khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cần thiết để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Nếu đã đi khám và được chẩn đoán đúng bệnh rối loạn tiền đình cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Trong thời gian điều trị người bệnh cần nghỉ ngơi, nên chọn tư thế nằm cho thích hợp (nghiêng trái hay nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa), tránh thay đổi tư thế đột ngột và tránh ánh sáng chói như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn hoặc tránh tiếng động; ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê, Thu*c lá... tạo tinh thần thoải mái tránh các lo âu, căng thẳng,...

Theo BS Vũ Minh - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhan-biet-trieu-chung-roi-loan-tien-dinh-n221684.html)

Tin cùng nội dung

  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY