Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Nhận biết viêm thành mạch dị ứng

Viêm thành mạch dị ứng là một bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em hoặc người trẻ tuổi, rất ít khi gặp ở người cao tuổi, bệnh thường thứ phát và mang tính chất cấp tính.

Bệnh viêm thành mạch dị ứng đã được phát hiện năm 1874 bởi Henoch và được mô tả chi tiết bởi Schoenlein vào năm 1941, vì vậy còn được gọi là bệnh Choenlein - Henoch.

Biểu hiện của bệnh viêm thành mạch dị ứng

Biểu hiện xuất huyết của bệnh viêm thành mạch dị ứng khác hẳn với bệnh SXHD. Viêm thành mạch dịứng chủ yếu là xuất huyết dưới da. Xuất huyết dưới da có các đặc điểm nổi trội là xuất huyết tựnhiên không liên quan tới tác động cơ học và hiện tượng xuất huyết tăng nặng khi đi lại nhiều vàđứng lâu.

Đặc điểm của xuất huyết là nốt xuất huyết thường nhỏ, có màu đỏ, ít khi thành các nốt lớn hoặcít khi nốt xuất huyết thành từng mảng, từng đám hoặc máu tụ. Vị trí xuất huyết thường dưới da tứchi, tập trung nhiều nhất ở các đầu chi. Sự xuất huyết dưới da ở chi đối xứng hai bên (khác hoàntoàn với SXHD). Một điểm cần chú ý là xuất huyết dưới da của bệnh viêm thành mạch dị ứng rấtít khi gặp ở thân mình, đầu, mặt hoặc cổ (khác với bệnh SXHD là xuất huyết dưới da ở bất cứ vị trínào của da). Màu sắc của các nốt xuất huyết là đỏ và đồng đều như nhau.

Trong giai đoạn bệnh đang tiến triển, có thể làm phản ứng dây thắt dương tính (giống với SXHD).Trong một số trường hợp, bệnh viêm thành mạch dị ứng có thể gây nên cả xuất huyết niêm mạc nội tạngnhư xuất huyết đường tiêu hóa kèm theo đau bụng.

Biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa là đaubụng, đi ngoài phân đen, đo huyết áp có thể thấy huyết áp dưới mức bình thường, kèm theo hoa mắtchóng mặt lúc ngồi xuống, đứng lên; niêm mạc môi, mắt nhợt nhạt. Một số trường hợp có tổn thươngmao mạch cầu thận gây nên hiện tượng đái máu vi thể (soi cặn nước tiểu bằng kính hiển vi quang họcthấy có hồng cầu) nhưng rất ít khi thấy đái máu đại thể (mắt thường có thể nhìn thấy nước tiểu cómàu đỏ).

Ngoài ra, một số trường hợp có thể thấy hiện tượng đau nhức khớp gối, khớp cổ chân. Biếnchứng của bệnh viêm thành mạch dị ứng có thể là viêm cầu thận mạn hoặc trong trường hợp viêm thanhmạc ruột có thể gây thủng ruột do hoại tử nhưng các loại biến chứng này rất ít gặp.

Vì vậy, bệnhviêm thành mạch dị ứng cần phân biệt với bệnh SXHD. SXHD bao giờ cũng có sốt và xuất huyết dưới daở bất kỳ vị trí bộ phận nào trên cơ thể do giảm tiểu cầu. SXHD xảy ra chắc chắn phải có virutDengue và muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus truyền bệnh. Còn viêm thành mạch dị ứng không dovirut Dengue và không có vật chủ trung gian truyền bệnh. Viêm thành mạch dị ứng chủ yếu ở chi(nhiều nhất ở đầu các chi), đối xứng hai bên.

Khi bị viêm thành mạch dị ứng nên làm gì?

Do nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên phác đồ điều trị bệnh viêm thành mạch dị ứng khác hoàntoàn với phác đồ điều trị bệnh SXHD. Để bệnh không tái phát, cần tìm nguyên nhân gây bệnh, đó là dịứng nguyên hoặc tác nhân gây nhiễm khuẩn. Qua đó để hạn chế hoặc không tiếp xúc với dị ứng nguyênvà nếu do nhiễm khuẩn thì sẽ có biện pháp xử trí thích hợp. Việc xác định dị ứng nguyên sẽ đượcthực hiện tại khoa dị ứng hoặc trung tâm dị ứng của các cơ sở y tế có đủ điều kiện.

Vì vậy, khi nghi bị viêm thành mạch dị ứng nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt, không nên tự chẩnđoán bệnh cho mình hoặc người thân và không tự mua Thu*c để điều trị. Nếu làm như vậy, bệnh khôngnhững không khỏi mà có thể nặng thêm, đôi khi gây nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là dùng cácloại corticoid.

Điều trị bệnh viêm thành mạch dị ứng chủ yếu dựa vào chống dị ứng, bảo vệ thànhmạch, nếu xuất huyết gây thiếu máu nhiều sẽ có chỉ định bổ sung hồng cầu hoặc nếu có dấu hiệu nhiễmkhuẩn sẽ được dùng kháng sinh điều trị. Tuy vậy, cần dùng Thu*c gì và trong thời gian bao lâu là dobác sĩ khám bệnh trực tiếp chỉ định, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn và thực hiện theo đơn của bácsĩ.

Bên cạnh đó, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều và không nên đứng lâu. Nên ăn uốngđủ chất, nhất là các loại thức ăn và quả tươi có chứa nhiều vitamin C, cần kiêng các loại thực phẩmgây dị ứng cho bản thân mình đã từng xảy ra.AloBacsi.vn
Theo ThS.BS Bùi Mai Hương - Sức khỏe & Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhan-biet-viem-thanh-mach-di-ung-n67902.html)

Tin cùng nội dung

  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Trái với suy nghĩ của nhiều người, vitamin C có tác dụng tích cực đối với chứng viêm dạ dày.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY