Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ: Triệu chứng và cách khắc phục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ cần được phát hiện sớm để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Trên đây là những triệu chứng bố mẹ cần biết.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm ở hệ tiết niệu gồm: Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo… Viêm đường tiết niệu không chỉ gặp ở người lớn mà còn gặp ở cả trẻ em. Viêm đường tiết niệu ở trẻ em khó nhận biết hơn so với người lớn, đồng thời để lại những di chứng và biến chứng nguy hiểm hơn. Do đó, bố mẹ cần phải hết sức lưu ý.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Ở trẻ em, các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trên thực tế, việc phát hiện các triệu chứng ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi khó khăn hơn so với trẻ lớn.

Khi bị viêm đường tiết niệu trẻ thường có các biểu hiện như:

- Trẻ bị sốt nhe, sốt cao hoặc kéo dài

- Đau, ngứa, nóng rát khi đi tiểu, mót tiểu nhiều lần trong ngày

- Nước tiểu có mùi khai nồng, bị đục hay thậm chí có thể có máu

- Khó chịu, ớn lạnh, thậm chí có thể nôn mửa

- Trào ngươc bàng quang, niệu quả

- Trẻ có thể biếng ăn, kém chơi, hay quấy khóc.

Khắc phục nhiễm trùng đường tiết niệu cho trẻ như thế nào?

Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bố mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất dể thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

- Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể điều trị được bằng Thu*c kháng sinh. Do đó, sau khi được chẩn đoán, cần làm hướng dẫn và khuyến nghị của bác sỹ, dùng Thu*c theo đúng theo chỉ định.

- Theo dõi tần suất đi tiểu của trẻ. Thường xuyên hỏi xem trẻ xem con cảm thấy thế nào và con có cảm thấy đau khi đi tiểu không.

- Cần trẻ uống nhiều nước, không cho trẻ uống nước ngọt, nước có ga hay trà… Ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau củ quả để tăng lượng nước làm cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ được tốt hơn và giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu.

Biện pháp phòng ngữa nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ

- Để phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ, bố mẹ cần cần phải luôn quan tâm đến việc vệ sinh và những sinh hoạt thường ngày của trẻ, không nên phó thác cho ông bà cũng như thầy cô giáo.

- Đối với những trẻ nhỏ cần lau khô và thay tã cho trẻ ngay sau khi đi vệ sinh, cần xem có cặn trắng ở bỉm không mỗi khi thay bỉm.

- Đối với các bé gái, bố mẹ nên vệ sinh từ trước ra sau (vệ sinh từ lỗ tiểu ra sau hậu môn) để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu gây nhiễm trùng ngược dòng.

- Đối với các bé trai, cần quan sát trẻ đi tiểu nếu thấy phồng bao quy đầu hoặc tia tiểu nhỏ cần cho trẻ khám ngay vì có thể do dài hoặc hẹp bao quy đầu.

- Bố mẹ cần hướng dẫn cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng cách và sạch sẽ. Ngoài ra, hãy chọn loại đồ lót thoáng mát cho trẻ, tránh các chất liệu tổng hợp không thấm mồ hôi.

Theo Huyền Trần/ Gia đình Việt Nam

https://giadinhvietnam.com/nhiem-trung-duong-tiet-nieu-o-tre-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-d149152.html

Theo Gia đình Việt Nam

Link bài gốc

Copy link

https://giadinhvietnam.com/nhiem-trung-duong-tiet-nieu-o-tre-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-d149152.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/nhiem-trung-duong-tiet-nieu-o-tre-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-351890)

Tin cùng nội dung

  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY