Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Nhiều người tiếp xúc với người đàn ông Indonesia mắc COVID-19 chưa xác định

Tối 1.7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM xác nhận, người đàn ông Indonesia đã bị dương tính với vi rút SARS- CoV-2. Điều đáng nói, trong thời gian thực hiện xét nghiệm SARS- CoV-2 tại TP.HCM, bệnh nhân này đã tiếp xúc với nhiều nhân viên y tế và cả những người ở bên ngoài.

TP.HCM: Chưa xác định mẫu bệnh phẩm người đàn ông nước ngoài dương tính với COVID-19

Bộ Y tế lên tiếng vụ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại chung cư Phạm Viết Chánh

Tất cả mẫu xét nghiệm của cư dân chung cư Phạm Viết Chánh đều âm tính COVID-19

TP.HCM kết thúc theo dõi cư dân chung cư Phạm Viết Chánh có bệnh nhân 326

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, bệnh nhân vừa phát hiện mắc COVID-19 là nam, 31 tuổi (quốc tịch Indonesia, ngụ tỉnh Bình Dương). Bệnh nhân này xác định dương tính với vi rút SARS- CoV-2 vào tối 30.6 và đã được thông báo cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương đưa vào cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương.

Qua điều tra dịch tễ cho thấy, bệnh nhân này nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) vào ngày 11.3.2020. Sau đó, bệnh nhân đi bằng ô tô về khách sạn Âu Lạc (khu phố 2, thị xã trấn Bến Cát, tỉnh Bình Dương) rồi đến Công ty TNHH Kyung Bang ( Khu công nghiệp Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) để làm việc.

Từ ngày 11.3 đến ngày 29.6.2020, bệnh nhân di chuyển từ khách sạn Âu Lạc (tỉnh Bình Dương) đến công ty trên, ngoài ra có đi siêu thị, quán cơm để mua thức ăn. Trong thời gian này, bệnh nhân không lần nào di chuyển lên TP.HCM.

Đến ngày 30.6, bệnh nhân này cùng 1 đồng nghiệp (người Indonesia) đi bằng xe riêng của công ty đến Phòng khám Family Medical Practice ( số 95 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM) xét nghiệm vi rút SARS- CoV-2 để lấy giấy xác nhận không dương tính trước khi về nước.

Trong thời gian xét nghiệm vi rút SARS- CoV-2, bệnh nhân này đã đi rất nhiều nơi và tiếp xúc với khá nhiều người ở tại TP.HCM. Cụ thể qua trích xuất camera đã phát hiện, bệnh nhân có mặt tại Phòng khám Family Medical Practice lúc 8 giờ 5 đến 10 giờ 5 ngày 30.6.2020. Trong đó, từ 8 giờ 5 đến 8 giờ 10 bệnh nhân di chuyển đến qua các khu vực tiếp nhận; 8 giờ 10 đến 8 giờ 30 bệnh nhân ở sảnh chờ; 8 giờ 30 đến 9 giờ bệnh nhân lấy mẫu xét nghiệm và gặp bác sĩ tư vấn; 9 giờ 20 bệnh nhân quay lại sảnh chờ, đến quầy thu ngân và rời phòng khám.

Sau đó khoảng 10 giờ cùng ngày, bệnh nhân (có đeo khẩu trang) và người đồng nghiệp đi cùng ghé chợ Bến Thành (vào cửa Tây) để tham quan khoảng 20 phút. Tuy nhiên, bệnh nhân không nhớ rõ đã tiếp xúc với ai, chỉ đi tham quan trong chợ rồi đi thẳng về Bình Dương.

ThS.BS Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, hiện các ngành chức năng đã xác định được 4 nhân viên y tế ở Phòng khám Family Medical Practice tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân này, 6 nhân viên làm việc tại phòng khám nhưng không tiếp xúc trực tiếp, 11 người khác đến phòng khám cùng giờ với bệnh nhân.

“Lực lượng chức năng đã tiến hành khử khuẩn và phong tỏa tạm thời Phòng khám Family Medical Practice. Riêng 4 nhân viên y tế tế xúc trực tiếp với bệnh nhân này đã được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm; 6 nhân viên y tế còn lại đang được điều tra và chỉ định phù hợp; 11 người đến phòng khám cùng lúc với bệnh nhân đang được điêu tra để chỉ định cách ly và làm xét nghiệm. Đối với những người tiếp xúc với người tiếp xúc gần bệnh nhân nói trên đã được chỉ định cách ly tại nhà”, ông Dũng thông tin.

Hồ Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/tin-tuc-su-kien-c-179/nhieu-nguoi-tiep-xuc-voi-nguoi-dan-ong-indonesia-mac-covid-19-chua-xac-dinh-140364.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY