Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nhọc nhằn đến vỡ òa hành trình bé Sumo nặng 800gr về nhà

(MangYTe)- Khi thai kỳ chỉ hơn 25 tuần, bé Sumo đã đòi ra đời với hìnhhài lớn hơn cườm tay một chút và hi vọng giữ lại bé chỉ rất mong manh.

Sau hơn 3 tháng được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), bé Sumo đã được xuất viện trong niềm xúc động của người thân với cân nặng 1.125gr vào ngày 27-2.

Sumo có nghĩa là tình yêu to bự theo tiếng Nhật. Đây là tên của gia đình đặt cho bé sau khi được xuất viện. Hành trình bé Sumo đến với gia đình đầy nhọc nhằn.

Chị Châu ngân ngấn nước mắt khi được đưa con về nhà. Ảnh: BVCC

Cách đây bốn năm, chị Hồng Châu đã một lần mang thai và sinh non lúc 23-24 tuần nên không thể giữ lại con. Sau thời gian chờ đời, tích cóp đồng lương công nhân, hai vợ chồng quyết định mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Khi thai đậu được 22 tuần thì hai vợ chồng phát hiện cổ tử cung ngắn. Chị Châu nhập Bệnh viện Từ Dũ dưỡng thai với tình trạng ối đã phồng và các can thiệp y khoa như đặt vòng nâng bị giảm hiệu quả.

Sau hơn ba tuần theo dõi, chị Châu sinh non lúc thai được hai mươi lăm tuần năm ngày. Đứa bé ra đời với cân nặng vỏn vẹn chỉ 800gr, nhìn lớn hơn cườm tay một chút. Bé còn đối diện với nguy cơ Tu vong từ việc suy hô hấp, nhiễm trùng, hạ thân nhiệt.  

Tuy vậy, với sự chăm sóc hỗ trợ đặc biệt của các bác sĩ và nữ hộ sinh khoa Sơ sinh của Bệnh viện Từ Dũ, sức khỏe bé biến chuyển ngày một tốt hơn.

Bé Sumo bình yên trong lòng mẹ. Ảnh: BVCC

Một thời gian sau, bé đã có thể nhận sữa từ ngân hàng sữa mẹ, sau đó từ từ được sử dụng sữa của mẹ ruột. Khi đủ điều kiện được nuôi kangaroo thì cả ba, cả mẹ và bà ngoại cùng thay nhau ấp bé.  

Theo BS chuyên khoa 2 Lê Thị cẩm Giang, Phó khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ, bé nặng chỉ 800gr và sinh non 25-26 tuần nhưng được nuôi sống là nhờ sự nỗ lực không chỉ của các y bác sĩ mà còn là sự phối hợp chặt chẽ trẻ và đầy yêu thương của những người thân trong gia đình chị Hồng Châu. BS chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Từ Anh, Trưởng khoa Sơ Sinh Bệnh viện Từ Dũ cho hay tỉ lệ trẻ sinh non 25-26 tuần được nuôi sống chỉ từ 10-20%.

Khi về nhà, bé cần phải được tiếp tục chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngân ngấn nước mắt, chị Châu chia sẻ biết ơn sự tận tâm của bác sĩ đã cho con mình sự sống và sẽ mạnh mẽ cùng con chiến đấu tiếp.

Tam thai 1 gái 2 trai cực non tháng được nuôi dưỡng thành công

(PLO)- Sản phụ chuyển dạ sinh non khi mang tam thai 27,5 tuần. Ba bé chào đời với cân nặng chỉ hơn 1 kg.

HOÀNG LAN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/nhoc-nhan-den-vo-oa-hanh-trinh-be-sumo-nang-800gr-ve-nha-892853.html)

Tin cùng nội dung

  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Hiện nay có nhiều quan điểm mới trong điều trị, đặc biệt là sự nhấn mạnh trong dự phòng sinh non, làm sao giảm hẳn tỉ lệ sinh non, giúp cho thai nhi được nuôi dưỡng tốt trong bào thai của người mẹ...
  • Trẻ đẻ non là những trẻ ra đời khi tuổi thai chưa đầy 37 tuần lễ, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng bất kể trọng lượng trẻ sinh ra là bao nhiêu (thường cân nặng dưới 2.500g).
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY