Nhịp cầu nhân ái hôm nay

Nhói lòng câu nói của người đàn bà khổ hạnh nuôi chồng thần kinh trong gian buồng khóa trái

MangYTe - Nỗi đau con trai qua đời vì bệnh tim, con gái mắc bệnh thiểu năng trí tuệ chưa nguôi thì bỗng dưng người chồng phát bệnh thần kinh đập phá đồ đạc, đuổi đánh vợ khiến chị Ngẫm thấy cuộc đời mình như rơi xuống địa ngục.

10 năm qua, câu chuyện về chị lê thị ngẫm (sn 1977), trú tại thôn đồng bình, xã ninh hải, huyện ninh giang (hải dương) nuôi chồng thần kinh trong gian buồng khoá trái, nuôi con gái bệnh tật khiến người dân nơi đây ai cũng thương cảm, xót xa. tuy nhiên, phía sau câu chuyện buồn ấy còn là cuộc đời cơ cực, số phận hẩm hiu và những tháng ngày khó nhọc của người đàn bà bất hạnh, kém duyên.

Xót lòng câu chuyện chị Ngẫm nuôi chồng thần kinh trong gian buồng khoá và nuôi con gái bệnh tật

Có mặt tại gia đình chị Ngẫm vào buổi chiều tháng 6 khi cái nắng oi nồng của mùa hè đang bao trùm căn nhà nhỏ nằm sâu trong ngõ. Trong căn nhà ấy có 2 số phận hẩm hiu, bất hạnh. Một người phụ nữ 43 tuổi, dáng khổ hạnh, gương mặt u buồn đang ngồi trước hiên nhà hướng mắt về phía xa xăm. Một người đàn ông cởi trần, thỉnh thoảng la hét lấy tay đập mạnh vào song sắt, rồi lại phá lên cười vô hồn trong căn buồng khóa trái.

Chị Ngẫm tâm sự: "Mấy hôm nay mắt tôi bị mộng, lúc nào cũng đau nhức không đi làm thuê được nên đành phải ở nhà điều trị. Cứ đi làm không sao, còn về đến nhà nhìn cảnh chồng la hét, chửi mắng trong gian buồng khóa chặt và con gái bệnh tật là tôi lại buồn chán. Nhưng biết làm thế nào được, lúc còn khoẻ, chưa bị bệnh, vợ chồng ở với nhau. Giờ không may anh ấy như vậy mà mình buông xuôi không nỡ...".

Chị Ngẫm bị lên mộng ở mắt và câu chuyện buồn chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội

Suốt câu chuyện chia sẻ với chúng tôi, chị ngẫm không thể kìm lòng về cuộc đời nhiều nỗi khổ cùng lúc dồn xuống gia đình chị và cuộc sống 8 năm với người chồng khi còn khoẻ mạnh. càng nghĩ, chị lại khóc. những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt sạm đen khắc khổ của người đàn bà bất hạnh ấy khiến chúng tôi nhói lòng.

Là con thứ trong gia đình có 6 anh em, ngày ấy cũng vì nghèo khó nên chị Ngẫm chỉ được học hết tiểu học, sau đó ở nhà làm công việc đồng áng cùng bố mẹ. Đến năm 2002, chị kết hôn với anh Phạm Quang Phan (SN 1982) và cuộc hôn nhân đó như một sự định mệnh của tạo hoá mà đến giờ ngồi nghĩ lại, người phụ nữ ấy cũng không lý giải được tại sao.

Những lúc tỉnh táo, anh Phan muốn được ra ngoài nhưng khi phát bệnh, anh lại đập phá đồ đạc và bỏ đi lang thang

"Ngày biết tin 2 chúng tôi yêu nhau thì nhiều người ngăn cản vì tôi hơn tuổi anh. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đến với nhau. Cũng không hiểu tại sao tôi đồng ý lấy anh ấy mặc dù anh ấy kém tôi 6 tuổi. Có lẽ do định mệnh. Giờ tôi chỉ mong sao có sức khoẻ để đi làm thuê có tiền chạy chữa bệnh tật, nuôi chồng, nuôi con", chị Ngẫm trải lòng.

Năm 2002, vợ chồng chị Ngẫm kết hôn và ngoài làm ruộng thì anh Phan đi phụ vữa cho những công trình xây dựng quanh làng để có thêm thu nhập. Rồi niềm vui của đôi vợ chồng nghèo khó như được nhân đôi khi năm 2003, chị Ngẫm sinh con trai đầu lòng và năm 2006, chị sinh con gái Phạm Thị Dung. Tuy nhiên, niềm vui chưa nổi tày gang thì gia đình nhận tin dữ khi cậu con trai mắc bệnh tim dẫn đến teo não, 2 chân không đi lại được và mất năm 2011.

Nói về người con trai lớn đoản mệnh, chị ngẫm kể, lúc mới sinh ra, cháu khoẻ mạnh bình thường nhưng đến khoảng 3 tháng thì phát hiện có biểu hiện khác thường. sau khi cho con đi thăm khám tại bệnh viện và được bác sĩ kết luận con trai mắc bệnh tim bẩm sinh khiến chị cùng chồng ch*t lặng. mặc dù kinh tế khó khăn nhưng thương con nên chị ngẫm vẫn cố vay mượn để có tiền chữa bệnh cho con.

"Hơn 9 năm, cuộc sống của cậu con trai đều phụ thuộc vào tôi, đi đâu làm gì tôi đều cõng cháu theo vì cháu không đi lại được và chỉ ngồi một chỗ. Nhìn con người ta khỏe mạnh, được đi học cùng bạn bè mà tôi như thắt từng khúc ruột. Lúc này, mọi hi vọng vợ chồng tôi đều đặt vào con gái út, nhưng đến 6 tuổi cháu được phát hiện bệnh về trí tuệ. Hiện tại, cháu đang theo học trên trung tâm bảo trợ của tỉnh", chị Ngẫm chia sẻ.

Nụ cười hiếm hoi của anh Phan trong chuỗi tháng ngày bệnh tật

Mỗi lần nhìn chồng trong gian buồng khoá trái, chị Ngẫm như thắt từng khúc ruột...

Nỗi đau mất con trai lớn, nỗi buồn khi con gái thứ 2 không được may mắn như vết dao cứa lòng người mẹ. Nhưng nỗi đau, sự bất hạnh vẫn không buông tha người phụ nữ ấy khi chỗ dựa duy nhất của gia đình là anh Phan cũng đổ bệnh. Một ngày tháng 2/2010, sau khi đi làm phụ vữa về, anh Phan có biểu hiện lạ, nói cười luyên thuyên, đập phá đồ đạc và đánh vợ. Sau khi đi khám tại bệnh viện, anh Phan được xác nhận mắc chứng bệnh thần kinh.

Thời kỳ đầu bị bệnh, gia đình cố gắng chạy vạy, vay mượn tiền bạc cho anh Phan đi bệnh viện thăm khám, điều trị. Tuy nhiên, chạy chữa tốn kém mà bệnh tình của anh không thuyên giảm. Bình thường thì không sao, nhưng khi phát bệnh, anh Phan đập phá đồ đạc, nhà cửa, đánh chị Ngẫm nhiều lần và bỏ đi lang thang khắp nơi. Thậm chí, khi đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hải Dương, anh Phan cũng nhiều lần trốn viện. Ngày đó, chị Ngẫm không làm được việc gì ngoài đi tìm chồng.

Mọi sinh hoạt hàng ngày đến kiếm tiền chữa bệnh cho chồng đều dồn lên vai người đàn bà khổ hạnh

"Năm 2017, khi không còn đủ sức điều trị, tôi nhờ người sửa căn buồng nhỏ trái nhà, làm song sắt và để chồng ở trong đó. Đến bữa ăn, tôi đưa cơm cho chồng và mọi sinh hoạt đều trong căn buồng rộng vài mét vuông. Nhiều người trong làng bảo tôi "nhốt" chồng, nhưng không làm vậy thì không thể có thời gian đi làm kiếm sống. Nếu không làm vậy thì anh ấy lại đánh tôi… Hầu như đêm anh ấy không ngủ, anh ấy lấy tay đập song sắt kêu gào. Biết là đau xót lắm nhưng đành chấp nhận", chị Ngẫm nghẹn ngào.

Ánh mắt như muốn nói của người đàn ông 10 năm mắc bệnh thần kinh

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Vũ Văn Diệu – Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Hải chia sẻ: “Hoàn cảnh gia đình chị Ngẫm nuôi chồng, nuôi con bệnh tật nhiều năm rất thương cảm. Qua bài viết, chính quyền xã mong các tổ chức, cá nhân, những nhà hảo tâm hãy dang rộng vòng tay giúp đỡ gia đình chị Ngẫm để xoa dịu nỗi đau, giúp chị ấy vượt lên số phận, có thêm kinh phí, động lực nuôi người con gái bệnh tật, nuôi chồng thần kinh”.

Chia tay gia đình chị ngẫm, ánh mắt ngây dại, nụ cười vô hồn xen lẫn những tiếng la hét của người chồng mắc bệnh thần kinh trong gian buồng khoá trái vẫn ám ảnh chúng tôi. chúng tôi cũng không thể quên câu nói nhói lòng của người đàn bà bất hạnh: "lúc này, tôi sợ nhất bản thân mình bị ốm, bị bệnh. nếu điều đó xảy ra không biết lấy ai chăm sóc chồng và nuôi con gái tôi đây…".

Mọi sự giúp đỡ gia đình chị Ngẫm- Mã số 569 xin gửi về:

1.Chị Lê Thị Ngẫm, thôn Đồng Bình, xã Ninh Hải, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 569

3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 569

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/0.

5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110 , Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

6. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

Đề gửi Mã số 569

Đức Tùy

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/vong-tay-nhan-ai/nhoi-long-cau-noi-cua-nguoi-dan-ba-kho-hanh-nuoi-chong-than-kinh-trong-gian-buong-khoa-trai-20200611202735738.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh suy nhược thần kinh - còn gọi là tâm căn suy nhược được xác định là do căn nguyên tâm lý (chấn thương tinh thần, stress...) gây nên.
  • Anh Nguyễn Duy Hải (31 tuổi) với khối u nặng 80kg được các bác sĩ chẩn đoán bước đầu là u sợi thần kinh. Vậy u sợi thần kinh là gì?
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY