Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Những chiến sĩ áo trắng vẫn đổ mồ hôi để cộng đồng bình yên

Để cộng đồng được bình yên, các y bác sĩ vẫn ngày đêm âm thầm hi sinh trong cuộc chiến chống dịch COVID-19; họ vẫn phải đảm đương khâu cách ly người bệnh, giám sát ca bệnh, vì nếu chỉ sơ suất dịch rất dễ lây lan ra cộng đồng.

Một buổi chiều cuối giờ làm việc, tôi hẹn gặp giám đốc trung tâm y tế quận hoàn kiếm (hà nội) đoàn văn việt. dù đã muộn nhưng tôi vẫn phải ngồi chờ khá lâu vì các nhân viên của trung tâm vẫn tất bật với báo cáo công tác phòng dịch covid-19 trong ngày.

Chia sẻ về công việc phòng dịch hiện nay, ông đoàn văn việt cho biết: “từ đầu năm đến giờ, chúng tôi chưa có lúc nào ngơi nghỉ vì dịch covid-19, hiện không có ca bệnh cộng đồng nhưng chúng tôi vẫn phải lo đảm bảo công tác cách ly phòng dịch, công việc vẫn diễn ra liên tục”.

Đến nay đã hơn 90 ngày, hà nội không có ca mắc trong cộng đồng nhưng nhìn bề ngoài không ai biết được đằng sau sự bình yên ấy vẫn là những giọt mồ hôi đổ xuống, là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các cán bộ y tế góp phần kiểm soát dịch bệnh.

“hiện nay, tuy dịch tương đối ổn trong cộng đồng nhưng cán bộ y tế chúng tôi vẫn đang rất vất vả trong việc đảm bảo cách ly người nhập cảnh. đặc biệt, trên địa bàn quận hoàn kiếm đang có 4 khách sạn được dùng làm nơi cách ly tập trung. để đảm bảo đúng quy định về phòng chống dịch, ngoài việc phải cử nhân viên y tế trực 24/24 giờ tại các các khách sạn này; chúng tôi phải lo toàn bộ quá trình từ đưa đón, theo dõi sức khoẻ, xử lý mọi vấn đề cho người cách ly tập trung ở đây”, ông đoàn văn việt cho biết.

Bất cứ lúc nào, khi có thông tin chuyến bay từ nước ngoài về có người đăng ký cách ly trên địa bàn quận là trung tâm phải bố trí xe đón, ê kip cùng mọi trang thiết bị sẵn sàng trực tiếp đón người cách ly từ sân bay về từng khách sạn. khi về đến khách sạn, cán bộ y tế tiến hành làm thủ tục cách ly; lấy mẫu xét nghiệm, phun khử khuẩn toàn bộ xe đón, đường đi của người cách ly, chuyển mẫu xét nghiệm về trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội. hàng ngày, các cán bộ y tế còn phải báo cáo, gửi số liệu liên quan đến người cách ly trên địa bàn về sở y tế để theo dõi, quản lý.

“có những đợt số người cách ly về các khách sạn tới hàng trăm người, chúng tôi phải tăng cường bố trí thêm 2- 3 nhóm lấy mẫu gồm: cán bộ dịch tễ, nhân viên xét nghiệm, phun khử khuẩn. dựa vào thông tin của người cách ly, chúng tôi sẽ phân loại để theo dõi. với những người sang việt nam dưới 14 ngày, đã có lịch trình làm việc thường cứ 2 ngày nhân viên y tế đến lấy mẫu 1 lần; với những người trên 14 ngày thì sẽ được cách ly đủ 14 ngày và lấy mẫu 2 lần trong ngày đầu tiên và trước ra khỏi khu cách ly, nếu âm tính thì mới hoàn thành cách ly”, ông đoàn văn việt chia sẻ.

Tại các khách sạn cách ly, luôn được bố trí 2 nhân viên y tế thường trực, 1 người trực ở sảnh làm công tác đón tiếp, theo dõi người cách ly ra vào và một người ở trên cùng những người cách ly để theo dõi sức khoẻ cho họ. với nhân viên y tế trực dưới sảnh khách sạn thì có thể được thay ca hàng ngày nhưng người trực cùng người cách ly phải luôn ở tại chỗ; có khi ở lại khách sạn tới nửa tháng, rồi lại phải tiếp tục đảm bảo cách ly đủ 14 ngày tiếp theo, khi có kết quả xét nghiệm âm tính mới được về nhà. vì vậy những cán bộ y tế trẻ, chưa lập gia đình thường phải “gánh vác” trách nhiệm này đỡ cho những người đã có gia đình để đảm bảo công việc.

Cũng theo ông đoàn văn việt, để thành lập được nơi cách ly tập trung cũng là nhiệm vụ rất nặng của các cán bộ y tế khi họ phải xuống tận nơi tập huấn cho toàn bộ nhân viên khách sạn, để từ giám đốc tới nhân viên đều phải nắm chắc các quy định về cách ly phòng dịch và thực hiện.

Tuy nhiên, công việc ở những nơi cách ly mới chỉ là một trong các phần việc lớn của trung tâm y tế quận hoàn kiếm. khi dịch covid-19 yên ổn trong cộng đồng cũng khiến người dân có dấu hiệu chủ quan; trong khi đó, nguy cơ bùng phát dịch vẫn rất lớn; các cán bộ y tế lại có thêm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phòng bệnh, đeo khẩu trang nơi công cộng; liên tục, sát sao cùng các đoàn kiểm tra xử phạt những người không chấp hành.

Riêng tại quận hoàn kiếm hiện có 13 chốt kiểm tra việc đeo khẩu trang, nhất là tại tuyến phố đi bộ, cán bộ y tế luôn phải giám sát vì lượng người đến đây rất lớn, thành phần phức tạp. bên cạnh đó, quận hoàn kiếm lại là trung tâm của hà nội, rất nhiều sự kiện lớn của đất nước và của hà nội đều tổ chức tại đây khiến trung tâm phải gánh thêm nhiệm vụ đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các sự kiện. đồng thời, trung tâm y tế cũng phải phối hợp với lực lượng công an để giám sát, phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép lưu trú trên địa bàn, đã có nhiều trường hợp bị phát hiện khi ở các khách sạn đã được xét nghiệm và đưa đi cách ly. đây là lượng công việc quá lớn so với hơn 300 nhân viên y tế hiện có của trung tâm.

Vất vả là vậy nhưng với các nhân viên y tế của Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm, thành quả của những nỗ lực đó là những ngày Hà Nội an toàn, không có ca bệnh lây lan.

Với các nhân viện y tế ở đây, có lẽ giai đoạn chống dịch vất vả nhất vẫn là những ngày đầu, nhất là từ khi xuất hiện ca bệnh số 17. Đó là những ngày các nhân viên y tế áp lực tới mức stress và cũng không tránh khỏi những lo sợ.

“thời gian đầu chúng tôi thực sự vừa chống dịch vừa hoàn thiện dần vì nhiều đặc điểm của dịch covid-19 lúc đó vẫn chưa rõ ràng. trong khi người dân hoang mang, các cán bộ y tế của chúng tôi cũng lo lắng, áp lực không kém vì chúng tôi còn phải gạt đi nỗi sợ hãi để lao thẳng vào những nơi nóng nhất của dịch bệnh. nhiều nhân viên y tế thậm chí không dám về, xin ở lại luôn cơ quan vì sợ lây cho người nhà. trước tình huống đó, chúng tôi lại phải bố trí chỗ ăn ở cho cán bộ y tế ở lại làm công tác chống dịch. tiếp theo đó là những ngày chúng tôi phải thức trắng để truy vết ca bệnh, cách ly, xử lý các ổ dịch và những người liên quan. tôi vẫn nhớ mãi, trong một buổi giao ban chống dịch, thấy một nhân viên y tế thút thít khóc, hỏi ra mới biết nhân viên y tế này đã có tiếp xúc một người dân đến trạm y tế để khám vào tối hôm trước, sáng hôm sau người dân đó đã được đưa đi cách ly vì tiếp xúc với ca bệnh; dù đã thực hiện đeo khẩu trang, sát khuẩn phòng dịch nhưng vẫn không tránh khỏi lo lắng”, ông đoàn văn việt chia sẻ.

Nhớ lại những lần xông pha vào các ổ dịch, ông đoàn văn việt kể: khi hà nội xuất hiện trường hợp bệnh nhân số 39, là hướng dẫn viên du lịch đã dẫn đoàn khách từ ninh bình về và lưu trú tại một khách sạn trên quận hoàn kiềm. ngay sau khi nhận thông tin, trung tâm lập tức vào cuộc tìm hiểu và truy vết thì biết đoàn khách khoảng 40 người nước ngoài khi đó đang ăn phở ở một cửa hàng trên phố quán sứ. khoảng 9 giờ tối, cả ê kip với trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cùng công an phường, y tế phường đến tận nơi, nhờ người hướng dẫn viên của đoàn phiên dịch thông báo cho tất cả ở yên tại chỗ, các cán bộ y tế mới triển khai lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ những người đang ở đó, đồng thời khử khuẩn toàn bộ khu vực này. cùng với việc xử lý dịch tại chỗ, cán bộ trung tâm liên hệ đến bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương để bố trí chở người đi cách ly. xong xuôi mọi việc cũng đã là 2 giờ sáng. sau đó, rất may trong đoàn khách không có ai bị lây nhiễm, người dân ở đây cũng an toàn. những pha thót tim thực sự không phải là ít trong quá trình chống dịch của các y bác sĩ ở đây.

Nhờ công tác truy vết, khoanh vùng nhanh chóng, kịp thời; trong đợt đầu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có hơn 10 ca dương tính nhưng không có ca bị lây chéo. Nhờ đó không để xảy ra những ổ dịch phức tạp.

“khi có dịch, ai cũng tìm cách tránh và bảo vệ an toàn cho mình nhưng các cán bộ y tế thì lại lao vào nơi nguy hiểm nhất, nóng nhất. công việc quá nặng, khiến cán bộ y tế chúng tôi luôn phải quay cuồng, dù cộng đồng không có ca bệnh nhưng chúng tôi vẫn chưa được ngơi nghỉ. với những nỗ lực của mình, chúng tôi rất mong người dân thấu hiểu để chấp hành tốt các quy định về phòng chống dịch, tự giác thực hiện phòng dịch cũng là san sẻ bớt “gánh nặng”, để cán bộ y tế được phần nào bớt đi vất vả”, giám đốc trung tâm y tế quận hoàn kiếm đoàn văn việt chia sẻ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/y-te/nhung-chien-si-ao-trang-van-do-mo-hoi-de-cong-dong-binh-yen-20201201121556410.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Y học cổ truyền xếp chứng bệnh tăng tiết mồ hôi thuộc phạm vi chứng “tự hãn”, “đạo hãn” nghĩa là mồ hôi tự ra ngay cả trong trạng thái bình thường, kể cả khi đang ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ khí không bền, tân dịch bài tiết ra ngoài, trường hợp mồ hôi ra nhiều làm cơ thể ớn lạnh, mỏi mệt.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY