Thông thương, thóp mềm của trẻ sau 1 năm sẽ liền lại. Nhưng với trẻ bị thiếu canxi, khoảng thời gian này sẽ kéo dài hơn kèm theo các triệu chứng như thóp lõm hẳn xuống, hình thành hộp sọ hình vuông, người mệt mỏi.
Canxi rất cần thiết để trẻ mọc răng và có 1 hàm răng khỏe mạnh. Nếu trẻ mọc răng chậm, thường xuyên vệ sinh răng miệng nhưng vẫn bị sâu răng, có nghĩa trẻ đang bị thiếu canxi.
Cơ thể thiếu hụt canxi, xương khớp của trẻ không thể phát triển bình thường. Điều đó dẫn đến tình trạng, trẻ sẽ chậm biết đi hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Thậm chí trẻ còn bị cong chân, khuỳnh chân, các cơ không mềm và săn chắc.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu cơ thể thiếu hụt canxi, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Việc thiếu canxi khiến hệ thần kinh trung ương của trẻ bị ức chế, khiến trẻ hay giật mình, mơ màng, khó ngủ, bất an.
Trẻ nếu thiếu canxi thường bị ra mồ hôi hột, thậm chí khi thời tiết trở lạnh. Đặc biệt là khi trẻ đang ngủ, và ở khu vực trán hoặc gáy.
- Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ: Theo khoa học, sữa mẹ là nguồn bổ sung canxi tự nhiên hiệu quả nhất. Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, bú sữa mẹ là vô cùng cần thiết. Đồng thời đây cũng là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ hấp thụ đối với trẻ sơ sinh.
- Tắm nắng cho trẻ để bổ sung vitamin D: Vitamin D là một hoạt chất quan trọng, giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi hiệu quả. Mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua tắm nắng.
Thời điểm thích hợp là từ 6 đến 8 giờ sáng - thời điểm tia hồng ngoại và tia cực tím hoạt động khá yếu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Chủ đề liên quan:
cơ thể cơ thể trẻ dấu hiệu móng tay giòn răng mọc chậm thiếu canxi thiếu hụt canxi thóp mềm lâu trẻ còi xương trẻ sơ sinh trẻ suy dinh dưỡng trẻ thiếu can xi