Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những điều cần biết khi điều trị bệnh chân tay miệng

Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng tăng cao từ tháng 2 - 4 và từ tháng 9 - 12. Bệnh rất nguy hiểm cho trẻ nếu được phát hiện muộn và không điều trị kịp thời.

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng TCM bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3 đến 6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5oC), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi. Các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát, chúng tồn tại trong vòng 7 - 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị.

Bệnh có thể gây biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi. Đây là một biến chứng rất hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể gây Tu vong cho bệnh nhân và thường do chủng Enterovirus týp 71 gây ra. Khi bệnh có biến chứng, trẻ sẽ có các triệu chứng trên hệ thần kinh như: rung giật cơ, bứt rứt, lừ đừ, chới với, yếu chi, co giật, hôn mê. Triệu chứng trên đường hô hấp và tim mạch: thường xuất hiện khi bệnh trở nặng: mạch nhanh, da nổi bông, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở miệng.

các nốt bọng nước xuất hiện ở tay chân miệng là dấu hiệu điển hình của bệnh

Điều trị bệnh như thế nào?

Cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua Thu*c điều trị để tránh các biến chứng. Hiện nay chưa có Thu*c đặc hiệu diệt virus gây bệnh TCM. Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân dùng các loại Thu*c hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.

Hạ sốt, giảm đau: Dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng/ mỗi 4 – 6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38oC trở lên. Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng. Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn. Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành. Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm. Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh.

Cho trẻ nhập viện ngay khi có một trong các dấu hiệu sau: sốt cao trên 39 độ C; thở nhanh, khó thở; đi loạng choạng; giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều; da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh; co giật, hôn mê.

Những điều cần biết

Phát hiện sớm bệnh: Cha mẹ trong quá trình tắm rửa cho con hàng ngày phải quan sát bàn tay, bàn chân, mông, gối, khuỷu tay của trẻ, nhất là trong mùa bệnh. Tìm xem có ban đỏ hay bóng nước nổi lên ở các vị trí đó không. Vì nhiều bệnh nhi khi nổi ban rồi vẫn không có biểu hiện gì khác. Đặc biệt là khi trẻ bỏ ăn, kêu đau họng, trẻ nhỏ hơn chưa biết nói tự nhiên biếng ăn, cứ ăn là khóc, chảy nước miếng nhễu nhão, hay trẻ có sốt thì cha mẹ cần lập tức kiểm tra tay, chân và miệng của bé. Ban trong bệnh TCM rất đa dạng không nhất thiết là ban hình bầu dục có phỏng nước trắng xung quanh viền đỏ như sách báo mô tả. Nhưng khi có ban tập trung nhiều ở bàn tay (mu và gan bàn tay), khuỷu tay, bàn chân, đầu gối, mông, vết loét trong miệng… thì cha mẹ cần nghĩ ngay tới bệnh TCM. Ở một số bệnh nhi ban có thể mọc toàn thân, nhưng thường tập trung nhiều ở các vị trí trên.

cách chăm sóc trẻ:nếu có sốt, dùng Thu*c hạ sốt theo hướng dẫn bác sĩ hoặc cởi thoáng đồ, lau người... thông thường sốt trong bệnh tay chân miệng chỉ là sốt nhẹ một ngày.

Cho trẻ ăn đồ nguội lỏng, uống nhiều nước, có thể uống nước trái cây bổ sung vitamin C, tăng cường đề kháng cho trẻ.

Trẻ bị bệnh TCM thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Nếu trẻ ăn ít, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để đảm bảo dinh dưỡng. Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 - 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem. Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.

Cách phòng bệnh:Hiện tại vẫn chưa có vaccin phòng bệnh TCM. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:

Người lành, nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.

Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.

Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để  phòng ngừa bệnh

Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân. Cần cắt móng tay cho trẻ, rửa sạch bằng xà bông nếu không trẻ gãi vỡ bóng nước gây nhiễm trùng da.

Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor.

BS.Trần Công

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-dieu-tri-benh-chan-tay-mieng-n180811.html)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến, thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới, bệnh do sự phá huỷ làm mất lớp niêm mạc dạ dày hành tá tràng.
  • Tôi bị kiết lỵ đã mấy tuần nay, đau bụng, mót rặn và đi đại tiện phân có nhầy máu. Tôi đã dùng Thu*c uống nhưng không khỏi.
  • Bài Thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dòng họ Lý mang sang Việt Nam, và ngày nay, chỉ còn một chân truyền duy nhất là ông Lý Văn Sèng ở Hà Giang.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY