Béo phì ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể, bao gồm tim, đầu gối và cột sống, làm cho người mắc bệnh dễ bị nhồi máu cơ tim, cholesterol cao, đau đầu gối và lão hóa sớm.
Ngoài ảnh hưởng đến thể chất, nó cũng có thể có một tác động đến tình cảm và tâm lý khi bị béo
phì, vì nó có xu hướng làm giảm sự tự tin của người đó.
Tập thể dục và một chế độ ăn cân bằng là cách duy nhất để giảm cân, khắc phục bệnh béo phì.
Tuy nhiên, khi một người đang khó có thể sút cân và trọng lượng của họ đang khiến họ đối diện nguy
cơ biến chứng sức khỏe,
phẫu thuật giảm béo được khuyến cáo.
Nó giúp loại bỏ chất béo dư thừa xung
quanh dạ dày, hoặc là với sự giúp đỡ của kỹ thuật đai thắtdạ dày hoặc bằng cách thực hiện một
phẫu thuật xung quanh khu vực đó. Điều này được thực hiện trên những người tăng gấp đôi hoặc cao
hơn cân nặng lý tưởng của họ.
phẫu thuật giảm cân không phải là một cách chữa bệnh béo phì, mà là một công cụ để giúp người đó
giảm cân, để họ có thể sống một cuộc sống lâu hơn và sức khỏe trọn vẹn hơn. Sự thành công của phẫu
thuật phụ thuộc vào khả năng thực hiện theo các chế độ ăn uống và tập thể dục hướng dẫn sau khi
phẫu thuật của người bệnh, và họ phải thay đổi lối sống của mình cho phù hợp.
Phục hồi sau
phẫu thuật có thể là phần khó khăn nhất trong chặng đường đi tìm lại sức khỏe của
người bệnh. Nó đòi hỏi sự chú ý đến từng chi tiết, ngay từ Thu*c men để kê đơn cho các bệnh nhân.
Mặc dù
phẫu thuật kéo dài một vài giờ, nhưng việc phục hồi cần có thời gian, nó rất quan trọng
trong việc xác định sự thành công của
phẫu thuật.
Chăm sóc có giám sát là cần thiết để giảm thiểu bất kỳ biến chứng tiềm năng trong giai đoạn hậu
phẫu. Biến chứng chung bao gồm nhiễm trùng, vấn đề ở chỗ
phẫu thuật, hay các cục máu và mất trương
lực cơ do không hoạt động.
Dưới đây là một số lời khuyên để giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng sau khi phẫu
thuật giảm béo:
Thực hiện chế độ ăn uống theo quy định của bác sĩ và nhớ ăn từ từ.
Tập thể dục mỗi ngày hoặc đi bộ trong 15 phút.
Đi cầu thang thay vì thang máy.
Tắm cẩn thận. Đừng lo lắng nếu da của bạn bị đỏ xung quanh đinh kẹp. Tuy nhiên, nếu những mẩn đỏ
trở nên trầm trọng hoặc bạn bị đau sau đó, tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn ngay lập tức.
Thường xuyên đến bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam