Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Những hệ lụy của trẻ khi chậm tăng cân, suy dinh dưỡng thấp còi

Suy dinh dưỡng tuy không gây ra những hậu quả nguy hiểm tức thời nhưng nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển về sau của trẻ.

Nhiều cha mẹ thường bỏ qua vấn đề cân nặng, tình trạng của trẻ với suy nghĩ tôn trọng sự phát triển tự nhiên của con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cha mẹ nên theo dõi chiều cao, cân nặng hàng tháng của con để phát hiện kịp thời những thay đổi về sự phát triển của trẻ và có biện pháp xử lý phù hợp.

Hệ lụy khi trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng thấp còi

Chậm tăng cân là tình trạng trẻ ngừng lên cân hoặc lên cân dưới chuẩn trong 2 - 3 tháng liên tục. Tình trạng này nếu kéo dài, không cải thiện sẽ dẫn đến suy còi ở trẻ.

Suy còi ở trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta vẫn ở mức báo động, thống kê trung bình, cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị Trong giai đoạn 1 – 5 tuổi, nếu chỉ số cân nặng không thay đổi và thường xuyên chậm đầy đủ, hoặc hấp thu kém, trẻ gầy yếu sẽ suy giảm sức đề kháng và dễ bị nhiễm khuẩn hơn, khiến trẻ thường xuyên đau ốm, mệt mỏi.

Trẻ Cha mẹ nên thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ để kịp thời phát hiện những thay đổi trong tiến trình phát triển của trẻ (ảnh minh hoạ)

Tình trạng chậm tăng cân, kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não ở trẻ. Dễ dàng nhận thấy những biểu hiện ở trẻ như chậm chạp, kém linh hoạt, hay mệt mỏi, dễ cáu gắt, khó học hỏi và tiếp thu kiến thức.

Kết quả nghiên cứu của tổ chức Save the Children công bố gần đây cho thấy, đến năm 8 tuổi, 19% trẻ thấp còi do mạn tính có thể bị nhầm lẫn khi đọc một câu đơn giản như: “Cháu thích chó” hay “Mặt trời nóng”, tỷ lệ biết đọc, biết viết của trẻ không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cũng thấp hơn trung bình khoảng 20%.

Giải pháp cải thiện cân nặng cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi

Theo UNICEF, nước ta có hơn 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi cấp tính nặng mỗi năm, tức cứ bốn đứa trẻ thì có một trẻ bị suy dinh dưỡng.

Để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng chậm tăng cân, suy còi, bên cạnh việc khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp, cha mẹ cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Khẩu phần ăn của trẻ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu: Đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Thực đơn phải được thay đổi thường xuyên để tạo cho trẻ sự thích thú với các món ăn.

Ngoài ra, tâm lý cũng là yếu tố không kém phần quan trọng trong “cuộc chiến" chấm dứt tình trạng biếng ăn, ở trẻ. Mẹ không nên thúc ép trẻ phải ăn uống như mình mong muốn, thay vào đó cần kiên trì, khích lệ trẻ ăn, đồng thời theo dõi trạng thái tâm lý của bé khi ăn uống để bắt kịp đà tăng trưởng.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý và tạo tâm lý thoải mái khi ăn cho trẻ (ảnh minh hoạ)

Cùng với nguồn từ thực phẩm hằng ngày, mẹ cũng có thể bổ sung dưỡng chất cho trẻ bằng những sản phẩm đặc trị dành cho trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, biếng ăn kéo dài.

Ứng dụng kết quả từ đề tài nghiên cứu “Chiết xuất các vi chất dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ sinh học mới" đã được ứng dụng trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe giúp phục hồi các hệ cơ quan, tăng cường tiêu hóa, hấp thu tốt chất dinh dưỡng, cốm tăng cân Bách Thảo là dòng sản phẩm chuyên biệt, hiệu quả cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, suy còi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-he-luy-cua-tre-khi-cham-tang-can-suy-dinh-duong-thap-coi-n166416.html)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY