Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Những hiểu lầm về bệnh dị ứng ngoài da

Dị ứng ngoài da không giống như các bệnh dị ứng thông thường khác. Dị ứng ngoài da thường khởi phát đột ngột và có nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những hiểu lầm thường gặp về bệnh dị ứng ngoài da.

Chỉ có một vài nguyên nhân gây dị ứng ngoài da?

Danh sách các nguyên nhân có thể gây dị ứng ngoài da là một danh sách dài bất tận. Nhiều người có thể sẽ bị dị ứng với xà phòng, nước giặt, xả vải, nước làm mềm vải, dầu gội, kim loại (niken, coban, crom, kẽm), keo dán, sơn móng tay, các loại Thu*c bôi ngoài da và thậm chí là nhiều loại cây cỏ.

Đa số các trường hợp mẩn đỏ đều là dị ứng ngoài da?

Nếu da bạn tiếp xúc với niken trong các loại đồ trang sức và bạn bị mẩn đỏ, phồng rộp, ngứa và sưng ngoài da tại vị trí tiếp xúc trong vòng vài ngày, đó chắc chắn sẽ là tình trạng dị ứng ngoài da. Tuy nhiên, nếu phản ứng xảy ra rất nhanh, bạn có thể đã bị viêm da kích ứng - một tình trạng không phải là dị ứng. Phản ứng xuất hiện sau vài giờ hầu như sẽ không phải là do dị ứng mà sẽ là do viêm da kích ứng. Ngoại lệ duy nhất là phát ban, có thể sẽ xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

Các Thu*c mỡ bôi ngoài da không gây dị ứng?

Không đúng. Có rất nhiều thành phần trong một số loại Thu*c mỡ bôi ngoài da có thể gây dị ứng. Nếu bạn bị mẩn đỏ hoặc kích ứng và sử dụng các loại Thu*c mỡ bôi da, ban đầu, bạn có thể cảm thấy đỡ hơn, nhưng sau đó, tình trạng ngứa và kích ứng sẽ tăng lên và nặng hơn. Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp chuyên gia da liễu để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng sản phẩm phù hợp.

Dị ứng với kem chống nắng là do các thành phần trong kem chống nắng?

Mặc dù một số người bị dị ứng với các thành phần của kem chống nắng, nhưng một số người dị ứng với sự phối hợp của các tia cực tím với kem chống nắng. Nếu bạn đang không ở dưới nắng, sẽ không có vấn đề gì cả, nhưng khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn sẽ gặp vấn đề. Do vậy, bạn nên tránh sử dụng các loại kem chống nắng có chứa oxid titan và/hoặc oxid kẽm.

Tinh dầu và các loại dầu tự nhiên là an toàn với da của bạn?

Tinh dầu đa số là an toàn, tuy nhiên, với một số loại tinh dầu, ví dụ như những loại tinh dầu có mùi thơm, lavender, tinh dầu trà và bạc hà, có thể gây dị ứng da. Một khi đã phát hiện ra nguyên nhân gây dị ứng là do các loại tinh dầu và bạn dừng sử dụng chúng, tình trạng mẩn đỏ sẽ được cải thiện tốt hơn.

Đổi loại dầu gội hoặc sữa tắm sẽ giúp cải thiện tình trạng dị ứng ngoài da?

Các chất bảo quản và chất tạo mùi có trong dầu gội và các loại sữa tắm là những tác nhân gây dị ứng da phổ biến. Vấn đề là đa số các sản phẩm trên thị trường đều có chứa cùng một thành phần. Các thành phẩn gây dị ứng phổ biến là methylisothiazolinone (chất bảo quản), cocamidopropyl betaine, và decyl glucoside (chất tạo bọt), mặc dù đây chỉ là một số ít các chất. Việc đổi sử dụng dầu gội, sữa tắm sẽ không giúp ích nhiều và bạn sẽ cần phải đổi sang loại dầu gội, sữa tắm, nước giặt, nước xả vải không có mùi thơm.

Nếu bạn chưa bị dị ứng ngoài da bao giờ, tức là bạn sẽ không bị dị ứng?

Bạn có thể vẫn dùng loại dầu gội và sữa tắm đó nhiều năm nay nhưng bỗng dưng một ngày bạn bị dị ứng, và bạn cho rằng, sản phẩm bạn đang dùng không thể là nguyên nhân được, vì bạn đã dùng nó rất nhiều năm rồi. Tuy nhiên, bạn sử dụng càng lâu một sản phẩm, nguy cơ bạn dị ứng với sản phẩm đó càng cao. Và một khi bạn đã phản ứng với sản phẩm đó, thì bất cứ khi nào bạn sử dụng, bạn sẽ đều bị dị ứng.

Dị ứng với cao su là một mối nguy hại lớn?

Dị ứng với cao su đã từng là một trong số những loại dị ứng da phổ biến nhất, nhưng hiện nay, tình trạng này gần như không tồn tại nữa bởi các sản phẩm bây giờ đã được loại bỏ gần như hoàn toàn thành phần cao su ra khỏi danh sách nguyên liệu. Một số người vẫn bị dị ứng với găng tay cao su hoặc các sản phẩm làm từ cao su là do dị ứng với các chất hoá học khác có trong sản phẩm, chứ không phải là dị ứng với cao su.

Bạn có thể bị dị ứng với điện thoại di động?

Điều này hoàn toàn là sự thật. Bởi điện phát ra từ điện thoại di động có chứa các kim loại như niken, coban và có thể gây dị ứng nếu tiếp xúc với tai, tay hoặc má của bạn.

Bạn có thể điều trị tình trạng dị ứng ngoài da bằng việc tiêm phòng?

Tiêm phòng dị ứng là lựa chọn tốt nhất để phòng dị ứng theo mùa, nhưng đó không phải là biện pháp điều trị cho tình trạng dị ứng ngoài da. Để điểu trị dị ứng ngoài da, cách duy nhất là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Các loại kem bôi chứa steroid không cần kê đơn có thể sẽ giúp bạn giảm ngứa và giảm viêm.

Theo ThS Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-hieu-lam-ve-benh-di-ung-ngoai-da-n387533.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY