Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Những khám phá mới lạ về chứng đau thần kinh sinh ba

Chứng đau thần kinh sinh ba, Trigeminal neuralgia hay TN, dân gian quen gọi là bệnh Tu tu, được xem là nỗi đau tồi tệ nhất đối với con người và y học. Căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn, nên chữa trị vẫn còn hạn chế. Liên quan đến chứng đau thần kinh sinh ba, tạp chí Listverse vừa cập nhật một số khám phá, dựa trên các nghiên cứu khoa học mới nhất.

Theo y văn thế giới, bệnh Tu tu từng được các bác sĩ Hy Lạp cổ đại, như Galen và Aretaeus nhắc đến từ thế kỷ thứ nhất, đến thế kỷ thứ 11 lại được Avicenna đề cập tiếp. Ngay cả Hippocrates, người sáng lập ra nền y học hiện đại, cũng đã nhắc tới căn bệnh này trong các bài viết của mình.

Một trong những tài liệu mới nhất nói về bệnh TN, đã được tìm thấy tại ngôi mộ Bishop Button, niên đại thế kỷ 13 ở Somerset, Anh. Tại ngôi mộ này, người ta có thể nhìn thấy bức tranh khắc trên tường, nói về nỗi khổ trên khuôn mặt của người mắc bệnh TN.

1. Bệnh TN liên quan đến răng lợi?

Hầu hết các bệnh nhân TN mới bị mắc bệnh, và trước khi chẩn đoán chính xác, thường cho rằng bản thân bị đau răng, giống như những gì đồn thổi liên quan đến ngôi mộ, của thánh Bishop Button ở Somerset, thậm chí có người còn khẳng định họ bị đau răng dữ dội. Vì vậy, đầu tiên, họ thường đến nha sĩ để loại bỏ các răng bị đau, mà họ không hề hay biết rằng, họ đang bị đau thần kinh trên mặt, và lan đến các đầu tận cùng của dây thần kinh trong hàm. Nhiều bệnh nhân TN không cần thiết phải nhổ răng, nhưng họ lại nghĩ rằng đây là nguyên nhân gây đau, và cuối cùng nha sĩ lại chấp nhận yêu cầu của họ, hoặc do chẩn đoán không đúng. Điều này thực sự là một sai lầm đáng tiếc cho cả hai phía, cả bệnh nhân lẫn bác sĩ, bởi nhổ răng rồi cơn đau vẫn tồn tại, chính điều này đã, làm cho nhiều người phải mang răng giả khi còn rất trẻ. Đây là cảnh báo chung cho nhóm người mắc bệnh TN, rằng họ cần tư vấn và khám đầy đủ trước khi quyết định nhổ răng.

Tuy nhiên, nói TN liên quan đến nha khoa không hoàn toàn sai lầm, vì nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các vấn đề về nha khoa có thể là nguyên nhân, chứ không phải gây ảnh hưởng, tới tình trạng đau trên khuôn mặt của bệnh nhân TN. Chấn thương nha khoa hoặc gây mất thẩm mỹ, là nguyên nhân của gần 40%, các trường hợp đau dây thần kinh sinh ba. Kích thích nha khoa và ý nghĩ liên tục về đau răng, cũng có thể làm cho bệnh TN trở nên trầm trọng, trong trường hợp này, chuyên môn gọi là nỗi ám ảnh nha khoa.

2. Chẩn đoán bệnh TN chính xác cần phải làm gì?

Chẩn đoán đúng và chính xác bệnh TN không hề dễ dàng, và để tránh tổn thất, thiệt hại cho người bệnh, các chuyên gia khuyến cáo, nên thực hiện các bước sau đây: Thứ nhất, nếu bị đau răng, hãy đi khám nha sĩ. Bác sĩ có thể hỏi bệnh nhân về tiền sử chứng đau dây thần kinh sinh ba, nếu có, nên sử dụng phương pháp chẩn đoán phân biệt, differential diagnosis, trước khi nhổ răng.

Thứ hai, nên hẹn bác sĩ thần kinh càng sớm càng tốt, để hiểu rõ bệnh tình và có can thiệp kịp thời.

Thứ ba, nếu cơn đau nghiêm trọng thì nên đi khám bác sĩ, nếu bác sĩ không thuộc chuyên khoa TN, thì nên cho bác sĩ biết rõ bệnh tình của bản thân, ghi rõ cụ thể ra giấy. Cũng trong thời gian này, nên tư vấn chuyên gia thần kinh. Nên nhớ, Thu*c giảm đau thông thường và Thu*c ngủ sẽ giúp giảm đau, nhưng không phải là tối ưu. Hình thức can thiệp khẩn cấp trước tiên là dùng fosfenytoin IV, còn có tên khác là dilantin.

Tuy nhiên, trước khi dùng bất cứ loại Thu*c nào, nên tư vấn kỹ bác sĩ, nhất là khi đau đớn cực độ. Cuối cùng, mọi người có thể tự khám bệnh cho mình, nếu thấy có các triệu chứng khác thường nên tư vấn, khám nhiều chỗ để có kết quả chính xác trước khi dùng Thu*c, hoặc quản lý các cơn đau.

3. Điều trị căn bệnh không thể chữa khỏi

TN được xem là căn bệnh không thể chữa khỏi, và trong một thế kỷ trở lại đây, con người đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị căn bệnh nan y này, nhất là khi người ta phát hiện thấy rối loạn TN liên quan đến thần kinh. Do là bệnh thần kinh, nên Thu*c giảm đau truyền thống như NSAID và opiods không phát huy tác dụng. Thu*c chống co giật và động kinh, như gabapentin và trileptal, được xem là hàng phòng ngự đầu tiên và phát huy tác dụng tốt.

Nhóm Thu*c này có tác dụng tới 80% cho các bệnh nhân, tuy nhiên, nhiều người cho hay họ vẫn gặp phải những tác dụng phụ, và phải tăng liều mới có tác dụng. Các lựa chọn khác như dùng lamictal và baclofen, để làm tăng tác dụng của Thu*c chống co giật. Trong trường hợp Thu*c không phát huy tác dụng, bệnh nhân TN có thể lựa chọn phẫu thuật. Phổ biến là phẫu thuật giải áp vi mạch MVD. Thủ thuật này được Walter Dandy phát triển năm 1925, và nhanh chóng trở thành phổ biến trong phẫu thuật TN.

MVD là một phẫu thuật não, bao gồm việc tách rễ dây thần kinh sinh ba từ một động mạch ép, làm cho dây thần kinh trở nên trầm trọng. Thủ thuật này thường thành công đối với các bệnh nhân TN tuýp 1, mà hình ảnh MRI cho thấy, nén ép là thủ phạm chính gây đau. Kết quả lâu dài của MVD cũng không đồng nhất, có người tốt, có bệnh nhân lại chỉ được một thời gian. Nhóm người này cần phải qua nhiều lần phẫu thuật, và có thể xuất hiện suy nhược thần kinh, do tác dụng phụ của phẫu thuật, do mất xúc giác đau. Đối với những bệnh nhân TN tuýp 2, hoặc tình trạng khác gọi là đau mặt không điển hình, MVD có thể không phát huy tác dụng.

Khắc Hùng, Theo Listverse.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhung-kham-pha-moi-la-ve-chung-dau-than-kinh-sinh-ba-n144778.html)

Tin cùng nội dung

  • Có mối liên quan đáng kể giữa thiếu hụt kẽm và bệnh tự kỷ, đặc biệt là ở những trẻ nhỏ tuổi.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường trước 3 tuổi. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh không hằng định, nhưng tất cả các rối loạn phổ tự kỷ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người xung quanh. Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ dường như đang tăng lên, mặc dù vẫn chưa rõ là do sự cải thiện trong khả năng phát hiện và báo cáo các
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY