Dáng đẹp hôm nay

Những loại kháng sinh tự nhiên tốt nhất có sẵn trong bếp

Tỏi là loại kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ có thể giúp giảm khả năng ngộ độc thực phẩm do đặc tính kháng khuẩn của nó chống lại nhiều loại vi khuẩn.

Bạn đã bao giờ tự hỏilàm thế nào mà mọi người ở thời cổ đại điều trị nhiễm trùng vi khuẩn của họchưa? chúng ta đang nói về kháng sinh tự nhiên đã được sử dụng trước đây khiphát hiện ra loại kháng sinh nhân tạo đầu tiên (penicillin) vào năm 1928.

Thu*c kháng sinh được sử dụng rộng rãi để tiêudiệt vi khuẩn và ức chế sự phát triển của chúng. kháng sinh tự nhiên là tốt nhấtvì chúng ít có tác dụng phụ hoặc không có. chúng cũng giúp chốnglại vi khuẩn đã phát triển kháng với một số loại kháng sinh được kê đơn.

Có một danh sách lớn các loại trái cây, rau,tinh dầu và thảo mộc được biết đến với đặc tính chống vi khuẩn. chúng tôi đã liệtkê ra một vài loại kháng sinh tuyệt vời từ thiên nhiên có tác dụng hiệu quả nhưkháng sinh được kê đơn.

1. Tỏi

Thực phẩm chúng ta ăn có chứa mầm bệnh, có thể làm giảm sức khỏe. tỏi là loại kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ có thể giúp giảm khảnăng ngộ độc thực phẩm do đặc tính kháng khuẩn của nó chống lại nhiều loại vikhuẩn, đặc biệt là staphylococcus aureus.

2. Củ nghệ

Curcumin trong củ nghệ là một hợp chất hoạt tính sinh học có tính chất kháng khuẩn. Trong một số nghiên cứu, curcumin đã chứng minh có tác dụng chống lại một số vi khuẩn.

3. Mật ong

Tính chất kháng khuẩn của mật ong đã được biết tới từ thời cổ đại. mậtong sở hữu đặc tính chữa bệnh do hoạt động kháng khuẩn của nó.

Mật ong cung cấpmột hàng rào bảo vệ trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và tác dụng điều hòa miễndịch để sửa chữa vết thương.

4. Hành tây

Hành tây là một loại thảo mộc phổ biến và được sử dụng rộng rãi trongmỗi nhà bếp. trong một số nghiên cứu dựa trên sức khỏe răng miệng, chiết xuất hànhtây đã cho thấy tác dụng kháng sinh chống lại streptococcus sobrinus vàstreptococcus mutans, những vi khuẩn chính gây viêm nướu và viêm nha chu.

5. Gừng

Một số nghiên cứu cho thấy gingerols - một hợp chất phytochemical trong gừngtươi, có khả năng kháng khuẩn chống lại tất cả các loại vi khuẩn đường miệngnhư porphyromonas gingivalis (gây viêm nướu), porphyromonas endodontalis (gây bệnhnướu răng).

6. Đinh hương

Đinh hương được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn. Nó có hiệu quả chốnglại các vi khuẩn khác nhau do sự hiện diện của eugenol, lipid và axit oleic.

7. Húng quế

Được biết đến với cái tên 'tulsi', húng quế là loại thảo mộc được tìmthấy nhiều nhất ở Ấn Độ. Trong một số nghiên cứu được thực hiện với 9 loại tinh dầu,dầu húng quế đã cho thấy đặc tính kháng khuẩn mạnh nhất chống lại các vi khuẩnkhác nhau bao gồm S. Enteritidis, một loại vi khuẩn ảnh hưởng nghiêm trọng đếncon người do gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa.

8. Tinh dầu hoa oải hương

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu oải hương có hoạt động tăngtrưởng ức chế rất tốt chống lại các chủng E. coli (vi khuẩn gram âm) và S.aureus (vi khuẩn gram dương).

9. Quả việt quất

Quả việt quất rất giàu phenol, flavonoid và polyphenol. Hợp chất nàycó đặc tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn như E.coli, L. monocytogenes và salmonella.Ngoài ra, nó giúp duy trì sức khỏe của vi khuẩn tốt (lactobacillus) được tìm thấytrong hệ thống tiêu hóa của chúng ta.

10. Hạt cây thì là

Hạt cây thì là là một loại kháng sinh tự nhiên được sử dụng để điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa và các vấn đề về hô hấp.

Trongmột nghiên cứu, hạt cây thì là có khả năng chống lại vi khuẩn S. aureus gây racác rối loạn về da như nhiễm trùng, mụn nhọt, viêm mô tế bào và hội chứng da bịbỏng.

11. Dầu dừa

Một số nghiên cứu cho thấy so với chlorhexidine (một chất khử trùng), dầudừa có hiệu quả như trong việc giảm vi khuẩn Streptococcus mutans (vi khuẩnrăng) do đặc tính kháng khuẩn của nó.

Một nghiên cứu khác nói rằng dầu dừanguyên chất ức chế sự phát triển của clostridium difficile, một loại vi khuẩnkháng kháng sinh chịu trách nhiệm đối với bệnh tiêu chảy.

12. Ớt

Ớt chứa một hợp chất được gọi là capsaicin có hoạt tính kháng sinh tuyệtvời. nó đã được sử dụng từ thời cổ đại để điều trị nhiều rối loạn.

Một số nghiêncứu cho thấy hoạt động kháng khuẩn của hợp chất quan trọng này chống lạiStreptococcus pyogenes là mầm bệnh chính ở người.

13. Dầu cây trà

Tinh dầu cây trà đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh trong gần 100năm qua. Dầu cây trà được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng da và niêmmạc. Hợp chất Terpene trong dầu cây trà chịu trách nhiệm cho hoạt động khángkhuẩn của nó.

14. Trà xanh

Trà xanh chứa flavonol (catechin). Hợp chất hoạt động này là một thànhphần giúp tăng cường sức khỏe với tác dụng kháng khuẩn tuyệt vời.

Trong một số nghiên cứu được thực hiện giữa trà xanh, đen và thảo dược, trà xanh đã cho thấyhiệu quả chống lại ba loại vi khuẩn gram dương có tên là M. luteus,Staphylococcus và B. cereus cùng với S. aureus, trong khi hai loại kia không thểức chế S.aureus.

15. Dầu húng tây

Húng tây là họ hàng với oregano thường được sử dụng cho mục đích trangtrí, ẩm thực và dược liệu. Một số nghiên cứu nói rằng dầu húng tây có hoạt tínhkháng khuẩn chống lại nhiều chủng vi khuẩn chịu trách nhiệm về khoang miệng,các vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng da.

Nguy cơ dùng kháng sinh tự nhiên quá liều

Khángsinh tự nhiên là tốt nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên dùng chúng mọilúc mọi nơi. một số tác dụng phụ phổ biến liên quan đến kháng sinh tự nhiên làphản ứng dị ứng và đau dạ dày.

Do đó, cách tốt nhất để có được lợi ích củakháng sinh tự nhiên đã nói ở trên là dùng chúng theo khuyến cáo.

Có thể bạn quan tâm

    Bỏng 90% da vì dị ứng Thu*c kháng sinh

  • Loại Thu*c kháng sinh mới được mệnh danh 'con ngựa thành Troia'

  • Không cần dùng Thu*c kháng sinh, nếu đau răng hãy ngậm ngay thứ này hiệu quả tức thì

Theo Boldsky

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/nhung-loai-khang-sinh-tu-nhien-tot-nhat-co-san-trong-bep-20200612123954772.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY