An toàn thực phẩm hôm nay

Những loại thực phẩm càng xanh càng độc

Màu xanh là được biết đến là màu sắc đặc trưng của rau củ - những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng có những loại “màu xanh” có hại, không nên ăn kẻo dễ gây ngộ độc.

Cà chua xanh

Tuyệt đối không nên ăn cà chua chưa chín. Bởi cà chua khi còn xanh có chứa lượng lớn các yếu tố “alkaloid” và nó chỉ giảm dần rồi biến mất khi cà chua đã chín đỏ. Nếu ăn cà chua xanh sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Trong cà chua xanh, hàm lượng tomatidine rất cao, có thể lên tới 58mg/100g cà chua xanh khiến người ăn phải dễ bị ngộ độc. Ảnh: Pinterest.

Các triệu chứng khi bị ngộ độc cà chua xanh là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Dưa cải muối xanh

Dưa cải muối là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, không nên vội vàng ăn dưa cải khi còn xanh. Loại dưa cải muối này hương vị không chỉ kém hấp dẫn mà còn tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

Ăn dưa muối xổi vẫn còn xanh sẽ gây hại cho sức khỏe do lượng vi khuẩn chưa đủ để lên men. Ảnh: Pinterest.

Do dưa còn màu xanh chưa dịu dễ chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm, tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này.

Khoai tây xanh

Bác sĩ Tạ Tùng Duy, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết một củ khoai tây cỡ trung bình nặng khoảng 150g cung cấp 110 calo, không chứa natri hoặc cholesterol. Ăn cả vỏ, một củ khoai tây trung bình cung cấp 18% nhu cầu kali, 8% lượng chất xơ, 45% lượng vitamin C, 10% lượng vitamin B6 và 6% lượng sắt khuyến nghị hàng ngày.

Chất độc tập trung ở các vùng vỏ khoai có màu xanh, tím. Ảnh: Pinterest.

Khoai tây chuyển sang màu xanh là quá trình hoàn toàn tự nhiên nhưng cũng cảnh báo hợp chất gây hại solanine. Một người nặng 50 kg ăn 100 g khoai tây có solanine có thể bị ngộ độc. Tuy nhiên, tình trạng ngộ độc nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào nồng độ solanine trong củ cao hay thấp, hoặc người ăn là trẻ em, thấp bé...

Bên cạnh đó, những sai lầm trong quá trình chế biến rau củ sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của chúng, có thể còn sinh ra độc tố ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Rửa rau quả tươi qua loa với nước

Nhiều gia đình có thói quen rửa rau quả tươi với nước hoặc ngâm trong nước muối. Tuy nhiên, cách làm này có thể không làm sạch vi khuẩn, trứng giun và dư lượng hóa chất trừ sâu, nhất là khi ăn sống.

Những thói quen sai lầm sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Ảnh: Pinterest.

Nên rửa rau củ quả tươi dưới vòi nước chảy, không dùng xà phòng, thuốc tẩy hoặc nước rửa thương mại, có thể dùng bàn chải sản phẩm sạch để chà sạch các loại quả cứng như dưa chuột, dưa hấu...

Cách này giúp loại bỏ bụi bẩn, cát mắc kẹt giữa trên vỏ của quả, khe của các loại rau... giảm lượng tác nhân gây hại.

Nấu chín kỹ

Một trong những lỗi cơ bản khi vào bếp là chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao quá lâu. Điều này sẽ làm mất phần lớn các chất dinh dưỡng quan trọng. Luộc rau quá kỹ cũng khiến các vi chất dinh dưỡng như vitamin B và C bị hòa tan trong nước và thẩm thấu ra ngoài một cách lãng phí.

Bỏ đi những bộ phận giàu dinh dưỡng trên rau củ

Rất nhiều người khi sơ chế rau củ đã mắc phải một lỗi rất phổ biến là vứt bỏ những bộ phận giàu chất dinh dưỡng có trong rau, củ như cuống và lá của súp lơ xanh, vỏ dưa leo và khoai tây… Vỏ, lá và thân cây thường chứa rất nhiều chất dinh dưỡng mà các bộ phận khác không có. Chúng cũng có hàm lượng vitamin cao hơn hẳn các bộ phận khác.

Ép củ, quả làm mất chất xơ và nhiều thành phần dinh dưỡng khác

Sau khi qua quá trình ép lấy nước, các loại rau, củ sẽ bị mất một lượng lớn chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, trong trường hợp bắt buộc phải nghiền nát rau, củ, quả, bạn hãy sử dụng chiếc máy xay sinh tố và không bỏ đi bất cứ thành phần nào.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/nhung-loai-thuc-pham-cang-xanh-cang-doc-5722677.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY