Dinh dưỡng hôm nay

Những món ăn giúp bé ngủ ngon

Khi bé không thể ngủ ngon giấc ban đêm, hãy vỗ về, vuốt ve để bé có cảm giác an toàn. Ngoài ra, một số món ăn sau cũng giúp bé ngủ ngon.
ngủ ngon ">ngủ ngon giấc ban đêm, bạn không nên cho bé uống Thu*c mà hãy vỗ về, vuốt ve để bé có được cảm giác an toàn trong giấc ngủ.

Ngoài ra, bạn hãy tăng cường những loại thực phẩm giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ trong thực đơn hàng ngày cho bé.

Dưới đây xin mách bạn một số món ăn giúp bé ngon giấc hơn:

Nguyên liệu: 1,5 lít sữa tươi, 1 thìa súp đậu phộng rang, 1 thìa súp hạt hạnh nhân, 1/2 thìa súp quả bồ đào, 1/2 thìa súp mè, 1 thìa súp hạt đậu nành, 1/2 thìa súp hạt pinenut, 150g đường cát, 1 ống vani.

Cách chế biến: Cho tất cả các loại hạt vào máy xay, xay thành bột nhuyễn mịn. Đun nóng sữa tươi trong nồi nhỏ. Cho các bột xay vào nấu với sữa tươi. Khuấy đều tay để không bị cháy khét. Nấu trên lửa nhỏ khoảng 15 phút để sữa chín. Thêm vani và đường vào khuấy tan. Lọc lại sữa qua rây để sữa mịn màng rồi cho bé uống khi còn ấm.

Dinh dưỡng: Ngũ cốc và các loại hạt giàu Vitamin nhóm B, chất tryptophan, chúng giúp cơ thể cân bằng, giải tỏa bất an, giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Nguyên liệu: 100g bông cải xanh, 1 chén nước dùng, 1/2 thìa súp kem bép, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/3 thìa cà phê tỏi xay, 1/2 thìa cà phê bơ.

Cách chế biến: Rửa sạch bông cải xanh, cắt miếng nhỏ. Cho vào luộc chín trong nước dùng rồi cho vào máy xay nhuyễn. Đun nóng bơ, phi thơm tỏi, cho súp trở vào nồi nấu sôi. Nêm hạt nêm cho vừa ăn. Cuối cùng thêm kem béo vào khuấy đều là được.

Dinh dưỡng: Bông cải xanh chứa nhiều magie, giúp thư giãn cơ bắp, tế bào não làm cho cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn.

- Nên tập cho trẻ có một thói quen ngủ sớm và đi ngủ đúng vào một giờ giấc đã được quy định để tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào.

- Hai giờ trước khi ngủ không nên cho bé ăn nhiều, nhất là những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé phải làm việc, cơ thể khó có thể thư giãn hoàn toàn để có một giấc ngủ ngon.

- Cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế tâm lý trước khi ngủ như doạ nạt, quát mắng, kể những chuyện gây sợ hãi như xem phim ảnh kinh dị. Trẻ có tiểu tiện trong khi ngủ ta cũng nhẹ nhàng làm vệ sinh và cho trẻ ngủ lại, không la mắng trẻ.

Lưu ý: Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ như mất ngủ liên tiếp vài đêm cần đưa trẻ đi khám bệnh, không nên dùng Thu*c ngủ khi chưa có ý kiến của thầy Thu*c.

Theo

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-mon-an-giup-be-ngu-ngon-11909.html)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.