An toàn thực phẩm hôm nay

Những món đặc sản ngon miệng nhưng ẩn chứa rủi ro cho sức khỏe

Có nhiều món ăn lạ, ngon miệng như sushi, hàu sống... nhưng có thể không phù hợp với thể trạng của bạn.

Nhiều món ăn đặc sản đắt tiền có thể chứa các vi khuẩn, độc tố có hại nhất là với những người có hệ miễn dịch yếu: 

Sushi 

món ăn nổi tiếng của nhật, sushi gồm có các thành phần chủ yếu là cơm, cá sống, rau, bơ cuộn tròn (có thể quấn trong lá rong biển). đây là chế độ ăn giúp bạn có thể hấp thụ vitamin tự nhiên và axit béo omega-3.

Tuy nhiên, sushi cũng có thể có vi khuẩn và ký sinh trùng như ấu trùng giun gây nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày.

Trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, những người có hệ miễn dịch yếu nên bỏ qua món này. Ngoài ra, mọi người cần tránh các thực phẩm có thể chứa lượng thủy ngân cao như cá ngừ mắt to, cá kiếm, cá mập.

Sashimi

Đây là món ăn làm hoàn toàn từ các loại thực phẩm sống như cá, tôm, bạch tuộc, mực. nhờ vậy, người ăn sẽ cảm nhận được hương vị thuần khiết nhất cũng như hấp thu các chất dinh dưỡng nguyên bản.

Tuy nhiên, không ít trường hợp phải nhập viện sau khi ăn sashimi. Lý do là cá có thể bị nhiễm độc do môi trường nước bị ô nhiễm hoặc cá không được chế biến, bảo quản tốt, ướp bằng chất học hóa.

Người Nhật thường sử dụng sashimi với mù tạc, tía tô, gừng vừa giúp tăng hương vị món ăn, vừa hỗ trợ diệt khuẩn. Tuy nhiên, khâu quan trọng nhất vẫn là lựa chọn các cơ sở chế biến sản phẩm uy tín với nguồn cá tươi ngon.

Hàu

Thịt hàu có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, kẽm, magie, sắt… Y học cổ truyền cho rằng hàu có tính mát, giúp tráng dương, trị chứng mất ngủ, tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh.

Tuy nhiên, hàu lại sống ở vùng ven bờ, cửa sông, bám vào đá, ăn sinh vật trong bùn, cát. Do đó, chúng có thể chứa đựng virus và vi khuẩn từ vùng nước chúng tồn tại. Nếu không được nấu kỹ, hàu dễ gây bệnh cho người ăn.

 Hàu cũng có khả năng lây nhiễm vi khuẩn vibrio gây ngộ độc hay virus viêm gan A.

Gỏi hải sản sống

Một số người thích ăn những món gỏi hải sản được sơ chế trộn với rau và nước chanh. Tương tự như sushi, sashimi, thành phần của món gỏi rõ ràng tiềm ẩn các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm.

Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao (mang thai, hệ miễn dịch yếu), hãy bỏ qua các món này. Bạn hãy nấu chín hải sản tới 62 độ C, làm nóng lại đồ ăn thừa ở 73 độ C.

Các món thịt tái

Bạn không thích ăn thịt chín quá kỹ cũng không sao, nhưng đừng lựa chọn thái cực đối lập. Nhiều người thích ăn bít tết tái gần như thịt sống. Thậm chí món thịt bò Tartare còn được chuẩn bị từ thịt bò sống với nước sốt, đôi khi có thêm trứng sống.

Các loại thịt sống dễ gây ra ngộ độc thực phẩm nhất. Chúng có thể nhiễm đủ loại vi khuẩn từ E.coli tới salmonella khiến đường ruột bị rối loạn.

Cá nóc

Đây là món đặc sản số một của nhật bản và cũng tiềm ẩn khả năng ngộ độc cao nhất. thậm chí, một số người đã Tu vong ngay sau khi thưởng thức món ăn từ loại cá này.

Trong một số loại cá nóc có độc tố thần kinh tetrodotoxin, mạnh gấp 1.200 gần so với cyanua. chất độc này tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh, trứng cá. chỉ những đầu bếp có nhiều kinh nghiệm mới đảm bảo chế biến được món ăn này an toàn.

(Nguồn: Vietnamnet/Webmd)

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/nhung-mon-dac-san-ngon-mieng-nhung-an-chua-rui-ro-cho-suc-khoe-ar574191.html)

Tin cùng nội dung

  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY