Bài thuốc dân gian hôm nay

Những người này nên tầm soát đột quỵ hậu Covid-19

Covid-19 được xem là một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Nguy cơ này tăng gấp 10 lần trong khoảng 3 ngày đầu tiên sau khi được chẩn đoán nhiễm Covid-19.

Covid-19 có phải là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ ?

Dựa trên những chứng cứ gần đây, điều này hoàn toàn đúng.

Qua khá nhiều công bố, tỷ lệ bệnh nhân mắc đột quỵ trong thời gian đang nhiễm covid-19 dao động từ 0,9 – 2,7 % (trung bình 1,2%). so với nhiễm virus khác như influenza, khả năng mắc đột quỵ liên quan đến nhiễm covid-19 cao gấp 7 lần.

PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Nhân dân 115.

Nghiên cứu công bố tại hội nghị đột quỵ hoa kỳ 2022 cho thấy, nguy cơ mắc đột quỵ cao nhất trong khoảng 3 ngày đầu tiên sau khi được chẩn đoán nhiễm covid-19 - tăng gấp 10 lần.

Sau đó, giảm dần theo các khoảng thời gian 4-7 ngày, 8- 14 ngày và 15-28 ngày. sau thời gian 1 năm, dù thấp hơn rõ rệt, nhưng nguy cơ mắc đột quỵ vẫn cao hơn ở bệnh nhân có tiền sử từng nhiễm covid-19.

Tại sao nhiễm Covid-19 có thể gây đột quỵ ?

Covid-19 có thể gây đột quỵ thiếu máu não bằng 3 cơ chế chính.

Thứ nhất, cơ chế tăng phản ứng viêm, dẫn đến viêm các mạch máu. Thứ hai, gây ra tình trạng tăng đông, dẫn đến sự hình thành huyết khối trong hệ động mạch, hệ tĩnh mạch và các cơ quan. Thứ ba, thuyên tắc huyết khối ngược dòng, đặc biệt trên bệnh nhân còn tồn tại lỗ bầu dục PFO.

Một số ít tài liệu cho thấy nhiễm virus Corona có thể gây co mạch, tăng huyết áp dẫn đến xuất huyết não.

Bệnh nhân đột quỵ liên quan Covid-19 có khác gì so với nguyên nhân khác ?

Qua phân tích gộp, nhận thấy bệnh nhân đột quỵ liên quan covid-19 có các khiếm khuyết chức năng thần kinh nặng hơn. tuy nhiên chưa loại trừ khả năng, triệu chứng khi đang nhiễm covid-19 có thể làm tình trạng nặng thêm. tỷ lệ t* vong có thể lên đến 38%.

Tuổi trung bình mắc đột quỵ trên bệnh nhân covid-19 là 63 tuổi. bên cạnh đó, đã có ghi nhận nhiều trường hợp đột quỵ ở bệnh nhân covid-19 trẻ.

Tỷ lệ tắc động mạch lớn cao hơn, đặc biệt là tỷ lệ nhóm thuyên tắc huyết khối không xác định rõ nguồn gốc. Ngoài ra, tình trạng tăng đông cũng được ghi nhận.

Covid-19 là một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. 

Điều trị bệnh nhân đột quỵ giai đoạn cấp liên quan Covid-19 có khác biệt gì?

Dựa trên sự đồng thuận của các chuyên gia đột quỵ, thống nhất khuyến cáo không thay đổi những điều trị hiện hành với bệnh nhân đột quỵ đã hoặc đang nhiễm covid-19.

Điều đó có nghĩa là chúng ta không nên bỏ qua các điều trị như tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học nếu bệnh nhân đủ điều kiện.

Dự phòng đột quỵ trên bệnh nhân Covid-19 giai đoạn hậu nhiễm ra sao?

Bệnh nhân hậu nhiễm covid-19 được xem là nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ. vì bệnh nhân có cùng lúc nhiều yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, hút thu*c, béo phì…

Tuy nhiên đến nay, việc phòng ngừa đột quỵ trên nhóm bệnh nhân này là kiểm soát chặt các yếu tố nguy cơ, chưa có bằng chứng cho thấy hiệu quả của thu*c kháng đông, hoặc kháng kết tập tiểu cầu.

Với các bệnh nhân đã bị đột quỵ và đồng thời hậu nhiễm covid-19, nên duy trì việc sử dụng kháng đông hoặc kháng kết tập tiểu cầu. việc lựa chọn sẽ tuỳ thuộc vào cơ chế đột quỵ trước đó, không nên chuyển sang thu*c kháng đông chỉ vì hậu nhiễm covid-19.

Có nên tầm soát đột quỵ sau khi nhiễm Covid-19?

Nếu bệnh nhân mắc covid-19 nhẹ, không có các yếu tố nguy cơ đột quỵ kèm theo, nguy cơ đột quỵ sẽ rất thấp. do vậy, không cần thiết phải tầm soát đột quỵ một cách thường quy.

Nếu bệnh nhân có yếu tố nguy cơ khác kèm theo, việc tầm soát nên tập trung vào mục tiêu hướng đến kiểm soát chặt các yếu tố nguy cơ này. không nên lạm dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nếu như bệnh nhân không có triệu chứng đột quỵ.

Khá nhiều người dân đã hoảng loạn vì đại dịch và những thông tin nhiễu trên truyền thông. Do đó, lúc này, nhiệm vụ của thầy Thu*c là xoa dịu và giúp họ bình tâm trở lại.

Đừng bắt họ phải chịu đựng thêm nữa bằng các gói “tầm soát” hậu Covid-19!

PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng

Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM

Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/covid-19/nhung-nguoi-nay-nen-tam-soat-dot-quy-hau-covid-19-825041.html)

Tin cùng nội dung

  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY