Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Những phương pháp giúp hồi phục tốt sau phẫu thuật van tim

Khi đã được sửa hoặc thay van không có nghĩa là bệnh tim của bạn đã hoàn toàn biến mất. Phẫu thuật chỉ giúp bạn chuyển từ một tình trạng bệnh lý sang một tình trạng bệnh ổn định hơn.
Bởi vậy, bạn vẫn cần duy trì theo dõi và uống Thu*c đều đặn theo chỉ dẫn của bác sỹ, kết hợp với một chế độ tập luyện cùng lối sống lành mạnh, để phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh và một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải sau phẫu thuật.

Những lưu ý để giúp hồi phục tốt hơn sau phẫu thuật van tim

- Hạn chế người vào thăm ngay sau phẫu thuật: Sau phẫu thuật một vài giờ, người thân của bạn có thể được vào thăm trong chốc lát, nhưng nên hạn chế để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

- Tập hít thở sâu và tập ho: việc này sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn. Hầu hết người bệnh do sợ đau nên không dám ho sau mổ. Nhưng thực tế, ho sẽ giúp làm giảm tình trạng ứ trệ ở phổi nên giảm nguy cơ viêm phổi và sốt, không gây ảnh hưởng tới vết mổ cũng như cầu nối tại tim. Bạn sẽ dễ ho hơn nếu kê một chiếc gối dưới lưng.

- Thay đổi tư thế nằm: Thay đổi tư thế nằm thường xuyên và liên tục trở mình cũng giúp quá trình hồi phục tốt hơn. Trong khi ngủ, bạn nên nằm nghiêng về một bên và thường xuyên trở mình, thay đổi tư thế vài tiếng một lần nếu được. Bởi việc nằm ngửa trong một thời gian dài sẽ không tốt cho phổi của bạn.

- Ăn thức ăn lỏng: Khi ống nội khí quản được rút ra, bạn sẽ có thể ăn được các thức ăn lỏng như súp, cháo. Tùy vào hệ tiêu hoá của bạn mà có thể chuyển từ thức ăn lỏng sang ăn như bình thường lâu hay nhanh.

- Vận động nhẹ nhàng: Thường sau mổ 2 ngày, bạn có thể ngồi dậy hoặc đi lại xung quanh phòng. Sau đó, có thể đi bộ những quãng ngắn ngoài hành lang, thậm chí là lên cầu thang hay đi bộ dài hơn để chuẩn bị về nhà. Trong vòng 6 đến 8 tuần sau phẫu thuật, bạn không nên bê vác hay dùng sức kéo bất kỳ một vật nặng nào có trọng lượng hơn 50 kg, bởi nó có thể gây áp lực lên vết mổ đang liền sẹo và khiến xương ức không có đủ thời gian để hồi phục.

Bạn chỉ nên làm những công việc nhẹ trong nhà, gặp gỡ bạn bè, đi xem phim hoặc đến nhà hàng… Những người được phẫu thuật tim trong một vài tuần đầu sau phẫu thuật thường dễ bị mệt mỏi, do đó không nên làm công việc gì gắng sức kéo dài. Khoảng 3 - 6 tuần sau đó, sức khỏe của bạn sẽ khá hơn, lúc này bạn có thể vận động dễ dàng và nhanh nhẹn.

- Vệ sinh thân thể: Bạn có thể lau người ngay sau khi mổ. Sau một vài ngày, bạn có thể gội đầu, tắm với vòi hoa sen và sử dụng xà phòng để giữ cơ thể sạch sẽ.

- Băng vết mổ: Ngay sau phẫu thuật, vết mổ của bạn sẽ được băng vừa phải để thoáng khí, giúp cho vết mổ dễ khô và liền da Vết mổ có thể cắt chỉ sau một tuần phẫu thuật.

- Xuất viện: Trung bình, thời gian nằm viện sau phẫu thuật khoảng 7 đến 10 ngày. Nếu phải di chuyển về nhà bằng xe bus, tàu hoả hoặc máy bay thì bạn nên đặt chỗ ngồi phía trước những hành khách khác.

Bạn cần làm gì để chung sống khỏe mạnh với van tim mới

Khi đã hồi phục sau phẫu thuật van tim, bạn nên nghĩ đến việc làm thế nào để chung sống lâu dài và khỏe mạnh với nó. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

Tái khám đều đặn

Sau khi ra viện, bạn sẽ được hẹn khi nào thì cần quay lại tái khám. Trong vòng 3 tháng đầu, bạn nên đi khám lại đều đặn để các bác sỹ kiểm tra chế độ dùng Thu*c và tìm ra liều phù hợp có tác dụng ổn định với bạn. Sau đó, ít nhất bạn cần phải đi kiểm tra lại 2 lần/ năm. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào thì cần khám thêm.

Bên cạnh đó, bạn nên cân hàng ngày, bởi trong khoảng 3 tuần đầu, bạn có thể bị sút cân một chút sau phẫu thuật. Nếu bạn tăng hơn 2,5 kg/ tuần, có thể bạn đang bị phù. Đây là dấu hiệu xấu và cũng cần đi khám lại ngay.

Chế độ ăn

Sau khi phẫu thuật van tim, bạn nên hạn chế ăn muối và các thực phẩm chứa nhiều muối (như dưa, cà muối, các loại đồ hộp, cá khô, đồ ăn nhanh…). Bữa ăn cần đầy đủ dưỡng chất với tỷ lệ cân đối các loại thịt, cá, rau xanh, rau củ. Nếu cần, bạn có thể đến gặp các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để xây dựng được một chế độ ăn phù hợp với cơ thể bạn.

Hoạt động thể lực

Tập thể dục đều đặn sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn, tuy nhiên nên tránh những hoạt động thể lực mạnh, khiến tim của bạn phải làm việc gắng sức. Chỉ nên tập luyện với những môn vừa sức, nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe... Phần lớn người bệnh sau phẫu thuật vài tuần có thể đi bộ 3 - 4 km mỗi ngày.

Làm việc trở lại

Để sức khoẻ trở về bình thường, trung bình bạn sẽ mất khoảng từ 4 - 6 tuần. Với công việc văn phòng, bạn có thể đi làm trở lại sau khoảng 4 tuần. Với những công việc có cường độ vận động cao hơn, thì cần nghỉ ngơi ít nhất 6 tuần trước khi bắt tay vào làm việc trở lại. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để được biết khi nào sức khỏe của bạn đã hồi phục hoàn toàn.

Một số trường hợp vẫn còn suy tim đáng kể sau phẫu thuật và không thể trở lại làm công việc trước đây, khi đó bạn nên được tư vấn hướng nghiệp để tìm ra công việc phù hợp với sức khoẻ hiện tại.

Hoạt động T*nh d*c

Bạn có thể bắt đầu các sinh hoạt T*nh d*c khi sức khỏe đã sẵn sàng, nhưng cần tránh các tác động mạnh lên ngực trong thời gian xương ức đang liền. Bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề này trong cuốn sách “Bệnh tim và hoạt động T*nh d*c”.

Thu*c

Bạn chỉ nên uống Thu*c mà bác sĩ đã kê đơn và không nên tự ý dùng thêm bất cứ một loại Thu*c nào nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Thu*c chống đông

Sau mổ, bạn cần dùng Thu*c chống đông đều đặn để phòng huyết khối hình thành ở van tim nhân tạo. Tuy nhiên, những Thu*c này có tác dụng là làm kéo dài thời gian đông máu (prothrombin time, viết tắt là PT), nên bạn sẽ phải xét nghiệm chỉ số PT định kỳ để theo dõi ảnh hưởng của Thu*c. Qua đó, bác sĩ sẽ có những điều chỉnh về liều để duy trì chỉ số này trong giới hạn cho phép.

Bạn cần uống Thu*c đều đặn hàng ngày và vào cùng một thời điểm. Nếu quên, hãy gọi cho bác sĩ của bạn để được hướng dẫn, tuyệt đối không được tự ý tăng gấp đôi liều vào ngày hôm sau.

Thu*c kháng sinh

Người bị bệnh van tim hay sau phẫu thuật van tim thường có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập vào trong dòng máu, làm loét sùi van tim và có thể gây nhiều biến chứng trầm trọng. Vì vậy, nếu phải thực hiện bất kỳ một thủ thuật hoặc phẫu thuật nào đó trên cơ thể, bạn cần phải trao đổi trước với bác sĩ để được dùng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn. Nếu được dùng Thu*c kháng sinh, nguy cơ bị nhiễm khuẩn trong các tình huống này rất nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng cần cho các bác sĩ biết bạn đang dùng Thu*c chống đông máu. Bởi trong quá trình làm thủ thuật hay phẫu thuật, bạn sẽ phải tạm thời ngưng dùng Thu*c chống đông để tránh tình trạng chảy máu.

Nhập viện ngay khi có những dấu hiệu cảnh báo

Giống như nhiều phẫu thuật khác, phẫu thuật van tim cũng có thể xảy ra các biến chứng trước, trong hay sau mổ, tuy nhiên nó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Sau phẫu thuật, nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ hay nhồi máu cơ tim như: cơn đau thắt hoặc khó chịu vùng ngực; khó thở; đột ngột tê và yếu mặt, tay, chân; hoa mắt, chóng mặt; bất tỉnh… thì hãy gọi ngay cho đội cấp cứu để được đưa đến bệnh viện.

Ngoài ra, nếu gặp một số dấu hiệu nào khác như sốt, vã mồ hôi lạnh, buồn nôn, tăng cân bất thường, phù mắt cá chân, mệt mỏi, chảy máu bất thường, loạn nhịp tim… Hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.

Hãy chủ động lên kế hoạch để giữ gìn sức khỏe tim mạch của bạn!

Theo DS Thu Thảo - Tạp chí tim mạch học Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-phuong-phap-giup-hoi-phuc-tot-sau-phau-thuat-van-tim-n352256.html)

Tin cùng nội dung

  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Một người có thể cảm thấy buồn nôn, có kèm hoặc không kèm theo nôn thật sự. Khi hóa trị, buồn nôn có thể diễn ra trong ngày bạn điều trị và có thể hết sau vài ngày, tùy thuộc vào loại Thu*c sử dụng.
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Thời gian thực sự có khả năng chữa lành vết thương. Bạn chỉ cần 11 tuần để vượt qua nỗi đau tình tan (thời gian cần thiết để hồi phục sau một cuộc ly hôn là 18 tháng) kết quả nghiên cứu mới.
  • Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Các chất chứa trong dạ dày trào lên thực quản và sau đó phun ra khỏi miệng hoặc mũi.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY