Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Những tài năng xuất chúng đóng góp cho nền y học thế giới

Hàng thế kỷ qua, có rất nhiều các nhà khoa học đã đóng góp cho nền y học thế giới những nghiên cứu khoa học và mang lại sự sống cho nhân loại. Từ những nghiên cứu của họ đã giúp cho ngành y thế giới phát triển được như ngày nay…

César Milstein (1927-2002) và hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch của con người có thể sử dụng các kháng thể để chống virus hay vi khuẩn. Tuy nhiên, ở một số người, hệ miễn dịch gặp phải những trục trặc và chúng không làm tròn bổn phận nên chúng “đánh” lại chính cơ thể mình.

Khi nhà khoa học César Milstein sản xuất ra các kháng thể đơn dòng đầu tiên vào năm 1975, ông đã không chỉ xử lý sự cố của hệ miễn dịch mà còn trở thành một trong những “cha đẻ” của hiện đại. Lúc đó, các nhà nghiên cứu đang vật lộn để sản xuất ra một số kháng thể thuần túy nhằm chống lại thứ được biết đến là các tác nhân gây bệnh, thì César cùng cộng sự đã dùng một số tế bào lá lách chuột với các tế bào u tủy sống dai, đã sản sinh ra một lượng lớn các kháng thể đơn dòng, giống hệt nhau. Với công trình nghiên cứu này mà Milstein đã cùng cộng sự chia sẻ giải Nobel S*nh l* học hay vào năm 1984.

Kể từ đó các nhà nghiên cứu đã áp dụng kỹ thuật của César Milstein với các dạng lai kháng thể khác nhằm tạo ra một loạt các xét nghiệm và chẩn đoán linh hoạt bao gồm các công cụ dùng trong xét nghiệm thai sản, chỉ dấu sinh học, điều trị ung thư, các chủng ngừa liều cao cùng các loại và mô máu.

César Milstein sinh ra trong một gia đình nghèo có cha mẹ là dân di cư ở Bahía Blanca (Argentina), ông đã theo học tại 2 đại học Buenos Aires và Cambridge (lấy bằng Tiến sĩ). Năm 1961, ông trở thành Trưởng khoa sinh học phân tử mới tại Viện vi sinh học quốc gia Argentina, nhưng đã từ chức chỉ 1 năm sau đó vì những bất đồng về học thuật. César Milstein giành phần lớn sự nghiệp còn lại ở Đại học Cambridge và giữ một lúc 2 quốc tịch Argentine và Anh.

Baruj Benacerraf (1920-2011) và bệnh tự miễn

Theo một cách nào đó, bề mặt các tế bào của chúng ta đã chứa một chuỗi các kháng nguyên độc đáo, giúp nhận dạng cũng như ngăn ngừa hệ miễn dịch tấn công các tế bào này. Việc xác định căn bản di truyền của phức hợp tương thích mô quan trọng này (viết tắt MHC) đã giúp cho ông Baruj Benacerraf nhận được giải thưởng Nobel Sinh học /y học vào năm 1980 và nâng cao hiểu biết của chúng ta về phản ứng miễn dịch và các bệnh tự miễn (chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng). Benacerraf cùng chia sẻ giải Nobel với George D. Snell (người đã phát hiện ra bằng chứng ban đầu của MHC trong cơ thể của chuột từ thập niên 1940), và Jean Dausset (là người đầu tiên tìm ra kháng nguyên tương thích ở con người).

Baruj Benacerraf sinh ra ở Caracas (Venezuela) nhưng sống ở Paris vào tuổi thiếu niên và giành phần lớn cuộc đời để sống và làm việc ở Mỹ. Ông nhập quốc tịch Mỹ vào năm 1943 sau một thời gian phục vụ trong chương trình đào tạo y khoa thời chiến của quân đội Mỹ. Cha của ông được ca ngợi ngay tại quê hương Ma Rốc, nhưng ảnh hưởng lớn tới cuộc đời Benacerraf lại đến từ mẹ đẻ người Pháp gốc Algeria.

Jacinto Convit (1913-2014) và bệnh phong

Thế giới sẽ mãi mãi liên kết 2 cái tên liên quan đến bệnh phong (bệnh hủi) với nhà vật lý người Na Uy-Gerhard Hansen (người mà vào năm 1873 đã khám phá ra loại vi khuẩn gây ra bệnh phong).

Jacinto Convit- người đã tạo ra chủng ngừa mới để làm chậm sự phát triển của bệnh phong và tiêu diệt nó. Ông đã giúp điều trị cho các bệnh nhân và giúp họ chống lại những kỳ thị xã hội về căn bệnh phong. Chính ông đã phát triển ra một chủng ngừa mới chống lại bệnh do nhiễm Leishmaniasis (một chứng bệnh do nhiễm ký sinh trùng Leishmania thường dính dáng đến nghèo đói và suy dinh dưỡng, bệnh thường lây lan do một loại muỗi cát gây ra).

Nhà khoa học-bác sĩ Jacinto Convit đã cống hiến đời mình cho các bệnh truyền nhiễm, cụ thể là bệnh phong. Ảnh: Muzaffar Salman/Reuters/Corbis

Trong suốt 75 năm sự nghiệp nghiên cứu y học, Convit đã nhận được một số giải thưởng danh dự, bao gồm giải Asturias của Hoàng tử Tây Ban Nha và Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp.

Bernardo Alberto Houssay (1887-1971) và tuyến yên

Bernardo Alberto Houssay khi ông bắt đầu nghiên cứu về tuyến yên và luôn đứng đầu lớp tại trường dược ngay khi mới tròn 14 tuổi. Nghiên cứu của Houssay vào mối quan hệ giữa trao đổi chất đường và hormone tuyến yên đã giúp ông nhận được giải thưởng Nobel sinh học/y học vào năm 1947. Quan trọng hơn, đó là Houssay đã tìm ra cách để quản lý bệnh đái tháo đường. Houssay đã nhận giải Nobel với Carl Cori và Gerty Cori, là 2 nhà tiên phong trong sự hiểu biết về chuyển đổi của xúc tác Glycogen. Sinh ra ở Buenos Aires (Argentina), Houssay đã giành nhiều thời gian để nghiên cứu về tuần hoàn, hô hấp, miễn dịch, hệ thần kinh, tiêu hóa, cùng các cách trị do côn trùng và rắn cắn.

Mặc dù Houssay nằm trong số 150 nhà giáo bị sa thải dưới chính quyền của Tướng Juan Perón trong cuộc đảo chính quân sự vào năm 1943, nhưng Houssay vẫn nổi lên là một trong những nhà khoa học – bác sĩ lỗi lạc nhất của thế kỷ 20 tại Mỹ La Tinh. Các tác phẩm khoa học của Houssay luôn là giáo trình dạy học ở Viện sinh học thuộc Đại học Buenos Aires, nơi đã sản sinh ra các thiên tài như Luis Leloir và César Milstein.

Muỗi Aedes aegypti, một loài muỗi gây ra dịch sốt vàng. Carlos Juan Finlay là người đã cứu sống hàng ngàn người từ căn bệnh quái ác này. Ảnh: James Gathany/ Centers for Disease Control and Prevention.

NGUYỄN THANH HẢI

((Theo science.howstuffworks.com /2018))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-tai-nang-xuat-chung-dong-gop-cho-nen-y-hoc-the-gioi-n150094.html)

Tin cùng nội dung

  • Đái tháo đường ngày nay đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối, vượt qua hai đối thủ là tăng huyết áp và bệnh cầu thận.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Tuyến yên là một tuyến nội tiết (sản xuất hormone). Đây là một phần quan trọng của một hệ thống tín hiệu đặc biệt, giúp điều hòa nhiều chức năng khác nhau của cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Tuyến yên chịu trách nhiệm kiểm soát và điều hòa các quá trình. Cũng như bộ điều hòa tuyến yên dùng để chỉnh nhiệt cho cơ thể.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY