Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Những thắc mắc khi dùng nước súc miệng

Có nhất thiết phải dùng nước súc miệng? Nếu có thì dùng thế nào hiệu quả nhất? Dùng nhiều có hại gì không?

Có nhất thiết phải dùng nước súc miệng?

Điều này tùy thuộc nhu cầu cá nhân. Nước súc miệng có tính năng chính là loại trừ vi khuẩn trong khoang miệng, đem lại cho chủ nhân hơi thở thơm tho kéo dài trong vòng 3 giờ. Ngoài ra nước súc miệng cũng có tác dụng trong việc phòng tránh chứng sâu răng, viêm lợi, chảy máu chân răng.

Dùng nước súc miệng là cách chăm sóc răng miệng hoàn hảo nhất?

Không đúng. Sử dụng nước súc miệng chỉ có tác dụng “hỗ trợ” quá trình chăm sóc răng miệng mà thôi. Để bảo vệ răng miệng tối ưu, bạn vẫn cần tuân theo những nguyên tắc vàng: Đánh răng đều đặn mỗi ngày/ Thay bàn chải 3 tháng/lần/Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy đi những mảng bám trong răng/ Chọn loại kem đánh răng có chứa florua. 

Nguy cơ từ việc dùng nước súc miệng?

Một nghiên cứu do các giáo sư thuộc trường đại học Melbourne - Úc thực hiện cho thấy nước súc miệng chứa cồn là một trong số những nguyên nhân gây ung thư khoang miệng. Đặc biệt với những người hút Thu*c lá có nguy cơ ung thư khoang miệng, ung thư hầu họng và ung thư thanh quản cao gấp 9 lần. Những người uống rượu bia nhiều sẽ có nguy cơ cao gấp 5 lần.

Chất ethanol trong nước súc miệng là một trong những chất gây ung thư, có thể thẩm thấu qua bề mặt khoang miệng dễ dàng và gây hại. GS McCullough người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho rằng: “Nước súc miệng còn nguy hại hơn cả rượu hay bia, bởi chúng có chứa một lượng cồn rất lớn, chiếm khoảng 26% dung tích sản phẩm”.

Cách dùng nước súc miệng?

Để nước súc miệng phát huy tốt nhất tác dụng, mỗi lần súc miệng tối đa khoảng 30 giây. Nếu ngậm quá thì thời gian trên chất cồn trong nước súc miệng sẽ làm cho khoang miệng bị khô.

Lưu ý không được nuốt nước súc miệng và chỉ nên dùng nước súc miệng có chứa florua 1 lần/ngày.

Không nên cho trẻ nhỏ dùng nước súc miệng của người lớn.

Đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú thì không nên dùng nước súc miệng.

Khổng Thu HàTheo Tiền Phong
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-thac-mac-khi-dung-nuoc-suc-mieng-n5371.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư vùng đầu – cổ thường bắt nguồn từ lớp tế bào gai nằm lót trong bề mặt ẩm ướt ở vùng đầu cổ (ví dụ như trong miệng, mũi, họng), và thường phát triển thành ung thư biểu mô tế bào gai. Ung thư vùng đầu – cổ cũng có thể bắt nguồn từ các tuyến nước bọt, nhưng tương đối ít gặp. Các tuyến nước bọt chứa nhiều loại tế bào có thể ung thư hóa, vì vậy có nhiều dạng ung thư tuyến nước bọt khác nhau.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY