Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Những thói quen trong toilet có thể khiến bạn mắc bệnh trọng hoặc... mất mạng

Mang điện thoại vào toilet rồi ngồi lỳ trong đó, đứng dậy quá nhanh sau khi đi vệ sinh xong, đặt đồ điện cỡ lớn trong nhà vệ sinh... lại là những nguyên nhân có thể khiến bạn mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí mất mạng.

Mải mê xem điện thoại lúc đi vệ sinh sẽ làm kéo dài thời gian, rất dễ gây ra xung huyết hậu môn, bị tắc nghẽn tĩnh mạch trực tràng và gây ra bệnh trĩ.

Hơn nữa, việc ngồi quá lâu sẽ làm mất tính nhạy cảm vốn có của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện, gây ra táo bón, thậm chí ung thư đường ruột.

Việc mải mê sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh khiến bạn quên đi vấn đề thời gian, rất nhiều người có thói quen ngồi trong đó rất lâu, thậm chí là hàng giờ đồng hồ. Trong tư thế bất lợi, khó chịu và không hề có chỗ dựa, cộng thêm sự tập trung và chăm chú quá mức vào màn hình khiến máu bị dồn ứ lại, không thể lưu thông tốt, dẫn đến hiện tượng choáng váng, xây xẩm mặt mày do máu không kịp dồn lên não khi bạn đứng lên.

Nếu tiếp diễn tình trạng này nhiều lần sẽ dẫn đến thiếu máu lên não thường xuyên, gây suy giảm trí tuệ, sụt giảm trí nhớ, khiến não thoái hóa nhanh hơn.

Với những người có tư thế ngồi xổm khi đi đại tiện thì khớp gối chính là nơi chịu trọng lượng nặng nhất trên toàn bộ cơ thể. Do khi ngồi xổm, chân vuông góc hướng xuống và nếu trên tay bạn cầm một chiếc điện thoại thì áp lực sẽ càng tăng cao, từ đó gây suy thoái khớp gối, thậm chí còn khiến bạn bị loạng choạng, đứng không vững sau khi đi đại tiện. Ảnh minh họa: Internet

Khi vừa dùng điện thoại vừa đi vệ sinh, hầu hết mọi người đều nghiêng người về phía trước. Với tư thế này thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cột sống và dễ dẫn đến thoái hóa.

Các chuyên gia cũng cho biết, ở tư thế bình thường cột sống cổ chịu một khối lượng áp lực khoảng 4,5kg.

Khi góc nghiêng của cổ đạt tới 60 độ - tư thế quen thuộc khi cúi xuống sử dụng điện thoại của nhiều người thì lúc này cột sống cổ phải chịu trọng lượng tương đương là 27kg nên nguy cơ bị thoái hóa là khó tránh khỏi.

Trong nhà vệ sinh vốn rất kín và ánh sáng không ổn định như ở phòng ngoài. Vậy nên, việc xem điện thoại trong nhà vệ sinh chẳng những gây ra bệnh cận thị mà còn dễ làm đôi mắt bị khô nhức trong một thời gian dài. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không nên mang điện thoại vào nhà vệ sinh để tránh làm suy giảm thị lực.

Sau khi nhịn quá lâu đột ngột tiều tiện dễ khiến thần kinh phế vị hưng phấn quá độ, nước tiểu trong bàng quang nhanh chóng bị thải ra hết dẫn tới huyết áp giảm, nhịm tim chậm lại, dễ gây choáng váng, nếu không cứu chữa kịp thời rất có khả năng nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh minh họa: Internet

Với những người có tư thế ngồi xổm khi đi đại tiện thì khớp gối chính là nơi chịu trọng lượng nặng nhất trên toàn bộ cơ thể. Do khi ngồi xổm, chân vuông góc hướng xuống và nếu trên tay bạn cầm một chiếc điện thoại thì áp lực sẽ càng tăng cao, từ đó gây suy thoái khớp gối, thậm chí còn khiến bạn bị loạng choạng, đứng không vững sau khi đi đại tiện.

Dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón.

Ngoài ra, hành động này còn làm tăng nguy cơ đột tử. Khi đó, cơ thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp tăng vọt có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử.

Vì vậy, những người mắc các bệnh tim mạch, khi đi đại tiện không được vận quá sức. Trước khi vào nhà vệ sinh, nên mang theo loại Thu*c cấp cứu như nitroglycerin, để uống phòng khi bất trắc.

Bình thường nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước, thường xuyên vận động để thông tiện. Khi cần, có thể nhờ bác sĩ tư vấn cho Thu*c hỗ trợ.

Khi vừa dùng điện thoại vừa đi vệ sinh, hầu hết mọi người đều nghiêng người về phía trước. Với tư thế này thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cột sống và dễ dẫn đến thoái hóa. Ảnh minh họa: Internet

Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nếu thời gian ngồi bồn cầu quá lâu, sau khi đại tiện, đứng dậy nhanh dễ gây thiếu máu não tạm thời, làm chóng mặt, hoa mắt, ngã quỵ, đặc biệt là người lớn tuổi.

Ngoài ra, buổi sáng là thời điểm huyết áp tăng cao. Vì vậy, những người mắc bệnh này không nên đi đại tiện khi vừa thức giấc, rất dễ xảy ra T*i n*n. Nếu trong nhà có người mắc bệnh cao huyết áp, bạn có thể gắn thêm tay vịn bên cạnh bồn cầu làm điểm tựa an toàn, đi vệ sinh xong, nâng người lên từ từ.

Sau khi nhịn quá lâu đột ngột tiều tiện dễ khiến thần kinh phế vị hưng phấn quá độ, nước tiểu trong bàng quang nhanh chóng bị thải ra hết dẫn tới huyết áp giảm, nhịm tim chậm lại, dễ gây choáng váng, nếu không cứu chữa kịp thời rất có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.

Các loại đồ điện gia dụng như máy giặt, máy sấy trong nhà vệ sinh, tiềm ẩn nhiều nguy hại. Máy giặt thấm nước, bình nóng lạnh bằng điện đã cũ có thể gây hở, giật điện, bình nóng lạnh bằng khí đốt thì dễ gây trúng độc carbon monoxide. Vì vậy tốt nhất không nên đặt đồ điện trong phòng vệ sinh.

Hòa Thuận (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-thoi-quen-trong-toilet-co-the-khien-ban-mac-benh-trong-hoac-mat-mang-1509124.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • “Con gái tôi có thói quen mỗi khi đi tiêu là đem theo sách vào nhà vệ sinh ngồi đọc. Xin hỏi thói quen này có ảnh hưởng xấu cho sức khỏe?” (Một bạn đọc ở TP.HCM)
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY