An toàn thực phẩm hôm nay

Những thực phẩm bạn không nên ăn khi niềng răng

Niềng răng là bước đầu tiên để có được nụ cười tỏa sáng và hàm răng trắng. Tuy nhiên, nếu bạn không chú ý đến chế độ ăn sẽ khiến răng bị sâu.

Kẹo dính và kẹo cứng: kẹo có thể bị vướng vào niềng răng và làm hỏng chúng. bên cạnh đó, bạn sẽ rất khó vệ sinh triệt để khi kẹo dính vào răng, dẫn đến nguy cơ sâu răng.

Các loại hạt cứng:các loạt hạt cứng có thể làm gãy các mắc cài trên niềng răng, khiến bạn phải mất công đến phòng khám nha khoa để sửa lại.

Bắp rang: phần nhân cứng của bắp rang có thể mắc vào lợi ở vị trí khó tiếp cận, khiến bạn buộc phải tháo niềng răng để lấy chúng ra.

Bánh taco cứng: Phần cứng của bánh taco có thể cào lên bề mặt mắc cài của niềng răng, khiến chúng bị bung ra. Những mắc cài này chỉ được gắn kết với răng bằng một chất kết dính, và các món ăn cứng có thể khiến chất này giảm độ dính.

Kẹo cao su: kẹo cao su có thể làm cong các dây nối giữa các mắc cài. sự thay đổi này rất khó nhận ra - đồng nghĩa với việc răng bạn sẽ bị điều chỉnh sai hướng và bạn có thể sẽ phải đeo niềng răng lâu hơn để khắc phục những sai sót này.

Đá lạnh: nhai đá lạnh là thủ phạm gây mẻ răng cả ở người đeo hay không đeo niềng răng. đối với người niềng răng, những vết mẻ này sẽ không được phát hiện cho đến khi tháo niềng răng hoặc khi phần mẻ bị vỡ hoàn toàn.

Đồ uống có ga: Sự kết hợp giữa axit và đường có thể gây tổn thương răng, lợi và dẫn đến sâu răng. Một số loại nước có ga còn có thể làm yếu các chất kết dính các mắc cài với răng.

Bánh quy cứng: ăn những thực phẩm cứng như bánh quy đồng nghĩa với nguy cơ gãy mắc cài, hay tệ hơn, răng bạn không chịu được áp lực của việc nhai trong khi bị nén, dẫn đến nứt hoặc gãy răng.

Ngô nguyên lõi: vô tình cắn vào lõi ngô có thể khiến các mắc cài bị rời ra hoặc các dây nối bị đứt. hơn nữa, phần hạt ngô vàng dính vào niềng răng sẽ rất khó vệ sinh và gây mất thẩm mỹ.

Rau củ sống: Thay vì rau sống, hãy luộc rau để vừa giữ được giá trị dinh dưỡng, vừa làm mềm rau. Nếu bạn vẫn muốn ăn rau sống (như salad), hãy nghiền hoặc cắt nhỏ rau.

Ngũ cốc cứng: ngũ cốc cứng có thể dẫn đến nguy cơ hỏng các mắc cài và dây nối, khiến niềng răng bị biến dạng. bạn có thể thay ngũ cốc cứng bằng các loại ngũ cốc mềm, hoặc nhúng ngũ cốc cứng trong sữa lâu hơn để chúng mềm ra. tuyệt đối đừng thêm đường vào ngũ cốc.

Theo Ngọc Diệp/VOV

Link bài gốc Lấy link

https://vov.vn/suc-khoe/nhung-thuc-pham-ban-khong-nen-an-khi-nieng-rang-913135.vov

Theo Ngọc Diệp/VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-thuc-pham-ban-khong-nen-an-khi-nieng-rang/20200919081816272)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Một số lưu ý khi kiểm tra răng miệng bằng phim X quang.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY