Lưỡi có thể báo hiệu các vấn đề như: ho, sốt, vàng da, đau đầu hoặc rối loạn tiêu hóa, giúp cácbác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tật một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, đối với những người sống ở các vùng xa xôi và nghèo khó, việc đến kiểm tra tại các cơsở y tế và gặp bác sĩ có thể khó khăn, dù cho có phát hiện những điều bất thường ở lưỡi.
Đó là hệ thống chuẩn đoán mới có thể nhận dạng các loại bệnh từ hình ảnh lưỡi của bệnh nhân đãđược số hóa. Hệ thống này được sử dụng riêng cho những người định cư tại các vùng xa xôi.
Công trình nghiên cứu đã kết hợp các triệu chứng với một số phân tích hình ảnh của lưỡi của bệnhnhân để giải quyết vấn đề.
Trước tiên, các chuyên gia sẽ đưa ra câu hỏi về các triệu chứng cơbản, và chụp một hình ảnh kỹ thuật số của lưỡi của bệnh nhân để giúp đưa ra một chẩn đoán nhấtđịnh.
Những hình ảnh kỹ thuật số chụp lưỡi bệnh nhân sẽ cho thấy sự đổi màu, ứ máu, cấu trúc, và cácyếu tố liên quan đến các bệnh khác nhau.
Do những chẩn đoán là tự động nên các chuyên gia cũng cần xác định xem bệnh nhân có nhiễm cảmlạnh, cúm, viêm phế quản, viêm họng stretptococcal, viêm xoang, dị ứng, hen suyễn, phù phổi, và ngộđộc thực phẩm hay không.
Lưỡi của người khỏe mạnh thường có màu hồng, sạch sẽ và được bảo vệ bởi các nhú cảm giác, chứacác cơ quan hoá học nhạy cảm với chất hoá học có trong dung dịch.
Nhưng nếu bạn thấy lưỡi có các màu sắc lạ như viêm đỏ, trắng, đây có thể là dấu hiệu của một sốvấn đề sức khỏe như nấm, bệnh tiêu hóa.
Lưỡi chuyển màu đen hay mất màu, bạn hãy lưu ý tới trường hợp lạmdụng Thu*c kháng sinh, hoặc sự phát triển quá mức của nấm ở bệnh nhân HIV.
Và để ý, nếu xuất hiện rãnh dài trên bề mặt lưỡi, đây là dấu hiệu nhiễm trùng lây qua đường tìnhdục, cụ thể là bệnh giang mai.
Hiện tại, hệ thống cho phép chẩn đoán 14 chứng bệnh riêng biệt nhưng cả nhóm nghiên cứu hi vọngsẽ mở rộng đáng kể các chức năng của nó.
Nhóm nghiên cứu cũng hi vọng họ sẽ sớm có thể phân tích đôi mắt của bệnh nhân để sử dụng nhưthông tin bổ sung, nhằm nâng cao đáng kể khả năng phân tích của hệ thống.
Những người thừa cân hay béo phì có nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA), dẫn đến ngáy ngủvì đường thở bị tắc nghẽn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: việc tăng cân có mối liên hệ với việc tăng trọnglượng của lưỡi - nguyên nhân gây chứng ngáy ngủ.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ở những người béo phì với OSA , lưỡi của họ có tỷ lệ nhiễm mỡcao hơn những người bình thường.
Nghiên cứu cũng giải thích cho mối liên hệ giữa béo phì và ngưng thở khi ngủ, tạo cơ sở để xácđịnh lưỡi có hàm lượng chất béo cao hay không, giúp chẩn đoán bệnh trạng.
Ai cũng biết, béo phì là nguyên nhân chính gây ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn - trạng thái mà cổhọng đóng nhiều lần trong đêm.
Ngáy xảy ra do đường thở bị thu hẹp, hoặc thậm chí hoàn toàn bị chặn, ngăn chặn cơ thể hấp thuđủ oxy.
Trong trường hợp cần thiết, não bộ sẽ tạo một cú xóc, khiến đường thở thông thoáng, giúp cơ thểtỉnh táo và hoạt động bình thường trở lại.
Chúng ta có thể thức dậy nhiều lần trong đêm mà không hề hay biết, làm nhịp tim đập nhanh, huyếtáp tăng và không thể có giấc ngủ sâu.
Các chuyên gia cho biết: kích thước của lưỡi là một trong những đặc điểm quan trọng cần đượcđánh giá kĩ càng khi sàng lọc bệnh nhân béo phì nhằm xác định nguy cơ ngưng thở khi ngủ.
Xác định sớm và điều trị ngưng thở khi ngủ là việc làm cần thiết để kiểm soát các bệnh mãn tính,bao gồm cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường loại 2, đột quỵ và trầm cảm.