Mắt hôm nay

Nhược thị ở trẻ em có thể chữa khỏi

Tỷ lệ người mắc bệnh nhược thị chiếm 2% dân số toàn cầu mắc bệnh này, gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành thị giác 2 mắt, nhất là với trẻ dưới 6 tuổi.

Nhược thị là sự suy giảm thị lực do võng mạc không được kích thích hoặc có sự tương tác bất thường về chức năng thị giác hai mắt mà không kèm theo tổn thương nhìn thấy được ở mắt, hoặc không phát hiện được nguyên nhân thực thể bằng phương pháp thăm khám.

Trong trường hợp có tổn thương thực thể thì mức độ giảm thị lực đó không tương xứng với mức độ bệnh lý đi kèm. Mắt được gọi là nhược thị khi thị lực dưới 7/10 sau khi đã chỉnh kính tối ưu hoặc khi chênh lệch thị lực giữa hai mắt là trên 2/10. Nhược thị có thể bị ở một hoặc hai bên mắt, nhưng có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.

Lác mắt là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến nhược thị. Ảnh minh họa.

Lác mắt là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến nhược thị. Sau đó là nhược thị do tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị). Mắt bị tật khúc xạ làm cho hình ảnh thu nhận được không rõ nét, gây ra sự phát triển thị giác bất thường, dẫn đến nhược thị. Các nguyên nhân gây đục các môi trường quang học của mắt như đục thể thủy tinh bẩm sinh, đục dịch kính, sẹo giác mạc, sụp mi bẩm sinh nặng… nếu không được điều trị đúng thời điểm cũng gây nên nhược thị.

Trẻ nhược thị có thể có biểu hiện lác mắt, hay nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi hay kêu nhức mắt, mỏi mắt. Tuy nhiên, phát hiện trẻ bị nhược thị không phải là việc dễ dàng vì nhiều trường hợp trẻ không có biểu hiện gì đặc biệt, trẻ thích nghi với điều kiện thị lực kém và chỉ được phát hiện khi khám sàng lọc. Nếu trẻ bị lác hoặc có những bất thường tại mắt thì bố mẹ có thể nhận thấy và đưa trẻ đi khám.

Điều trị nhược thị cần được tiến hành càng sớm càng tốt.

Các nguyên nhân gây giảm thị lực cần được bác sĩ chuyên khoa mắt xác định chính xác và can thiệp hợp lý như phẫu thuật thay thể thủy tinh bị đục, phẫu thuật sụp mi, chỉnh kính, khám và lên kế hoạch điều trị nhược thị cùng với điều trị lác mắt.

Các yếu tố quyết định thành công khi điều trị nhược thị là tìm chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, tuổi của trẻ, sự phối hợp của gia đình và bệnh viện.

Thời gian luyện tập thường là vài tuần đến vài tháng, tuy nhiên có thể rất lâu dài, thậm chí hằng năm, nhất là khi phát hiện muộn ở lứa tuổi 10 - 12. Sau khi đã điều trị ổn định, tùy từng trường hợp vẫn phải được điều trị duy trì hoặc theo dõi lâu dài để tránh nhược thị tái phát.

Nhược thị ở trẻ em có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Ảnh minh họa.

Phương pháp cơ bản nhất điều trị nhược thị là tập nhược thị như bịt mắt lành tập mắt bệnh, hoặc tra Thu*c làm mờ một phần mắt lành giúp kích thích chức năng thị giác mắt bệnh. Phương pháp tập có thể là những hoạt động thị giác tích cực hoặc những máy kích thích chức năng võng mạc, luyện tập thị giác 2 mắt…

Việc phát hiện sớm nhược thị là rất quan trọng. Cha mẹ nên có ý thức đưa con đi khám mắt định kỳ vào các thời điểm trẻ còn nhỏ 2-3 tuổi và thời điểm lúc bắt đầu đi học. Dù ở lứa tuổi còn rất nhỏ nhưng các bác sĩ chuyên khoa mắt có thể khám sơ bộ phát hiện trẻ có bị lác không, có bị các tật khúc xạ không hoặc bị các bệnh khác gây giảm thị lực để có biện pháp điều trị kịp thời.

Theo Ngọc Bích - VNExpress.net

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhuoc-thi-o-tre-em-co-the-chua-khoi-n267539.html)

Tin cùng nội dung

  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY