Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Niềm hạnh phúc của người thầy Thuốc

Có lẽ với người thầy Thuốc, không hạnh phúc nào có thể so sánh vơi hạnh phúc của bệnh nhân, không niềm vui nào lớn hơn nụ cười người bệnh và không có thành tựu nào lớn hơn khi một sinh mệnh mới được chào đời, một tương lai mới được mở ra.

Có người từng nói, hạnh phúc là một quả cầu thủy tinh thượng đế tạo ra để rồi nó vỡ ra thành muôn nghìn mảnh giữa cuộc đời, ai cũng có thể nhặt lấy và giữ lấy. mỗi cá nhân có thể có những định nghĩa khác nhau về hạnh phúc, đó có thể là cái ôm thật chặt đứa con gái bé bỏng sau nhiều ngày xa cách vì mẹ phải ra tuyến đầu chống dịch; là nước mắt hòa trong niềm vui khi gia đình tìm thấy được nhau trong cơn lũ lớn… hạnh phúc vốn dĩ đa sắc, muôn màu, nhưng có lẽ, với trái tim người thầy Thuốc, hạnh phúc lớn nhất của họ là hạnh phúc của bệnh nhân.

Mầm sống mới đâm chòi

Người mẹ nào cũng hạnh phúc khi sinh ra đứa con khỏe mạnh, luôn mong chờ từng ngày, từng giờ để được chào đón một thiên thần mới đến với cuộc đời, một mầm sống mới tốt tươi được hé nở. giây phút đó là giây phút thiêng liêng bậc nhất của đời người cho những hy vọng tiếp nối.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội, qua quá trình làm chuyên môn, các bác sĩ đã gặp không ít trường hợp thai nhi mắc dị tật, phần lớn những trường hợp này lại rơi vào những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Nếu không được hỗ trợ kịp thời, những mầm sống non nớt có thể không được vươn mình lớn dậy. Chính vì thế, bệnh viện đã mạnh dạn đầu tư máy móc, cử bác sĩ đi học, tiếp cận những kiến thức mới để cứu sống những thai nhi không may mắc dị tật hoặc bất thường khi còn trong bụng mẹ.

Kỹ thuật can thiệp bào thai hay nói cách khác là “chữa bệnh cho thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ” là kỹ thuật cao nhất trong trên thế giới trong lĩnh vực sản khoa, có thể can thiệp được ở hầu hết các cơ quan của bào thai, thậm chí cả não, tim, màng phổi… Kỹ thuật này mới chỉ xuất hiện cách đây 15 năm và Anh là nước đầu tiên thực hiện. Hiện nay có các nước Pháp, Bỉ, Mỹ, Hồng Kông đang thực hiện kỹ thuật này và thực hiện can thiệp được hầu hết các dị tật. Tại Việt Nam, BV Phụ sản Hà Nội là bệnh viện công lập đầu tiên của các nước đã ghi danh vào bản đồ y khoa thế giới về can thiệp y học bào thai để không chỉ làm tăng cơ hội được cứu sống, điều trị cho các thai nhi có dị tật ngay từ trong bụng mẹ mà còn mang tính nhân văn cao.

Ca bệnh đầu tiên đánh dấu sự thành công của kỹ thuật này là vào ngày 4/10/2020 các bác sĩ BV Phụ sản Hà Nội đã thực hiện thành công cuộc phẫu thuật trong buồng ối cho 2 ca mang song thai có chung bánh nhau. Vì chung bánh nhau (chung nguồn dinh dưỡng) nên 2 thai truyền máu cho nhau, nếu để lâu sẽ gây ra biến chứng: một thai nhận được nhiều máu quá sẽ phù não, phù các mô trong cơ thể, ngược lại thai nhận được ít máu hơn sẽ thiếu máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận… Ca thứ hai là một sản phụ ở Hưng Yên, cũng mang song thai chung bánh nhau nhưng thời điểm nhập viện đã có biến chứng rất nặng: thai được truyền thiếu máu đã bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng kèm dị tật. Vì thế, với ca này, kíp mổ quyết định can thiệp cứu lấy một thai còn khỏe mạnh, vì thai còn lại nếu có cứu được cũng chắc chắn mang dị tật nặng nề sau này.

Kỹ thuật can thiệp trong bào thai trong buồng tử cung là chữa bệnh cho thai nhi từ trong bụng mẹ, nhằm khắc phục những bệnh lý, bất thường của bào thai khi đã biết rõ những bệnh lý, bất thường này không thể chờ đợi đến khi trẻ chào đời. Bởi, nếu tiếp tục chờ đợi, thai nhi sẽ Tu vong trong tử cung hoặc chào đời với những dị tật, bất thường nặng hơn.

Trước đây, nếu không thực hiện kỹ thuật này thì những thai nhi không may mắn bị dị tật hoặc bất thường trong bụng mẹ, bác sĩ có biết cũng không thể can thiệp, mà đành phó mặc cho số phận. Hiện tại, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực y học bào thai nên chúng ta có thể can thiệp từ trong bụng mẹ cho thai nhi nếu phát hiện sớm các dị tật và bất thường của thai. Chúng ta có thể cứu chữa được thai nhi với tỷ lệ thành công tới 90%, trẻ sinh ra sẽ không còn bị dị tật hoặc Tu vong.

Đến nay, BV Phụ sản Hà Nội đã thực hiện 50 ca can thiệp bào thai, trong đó 20 ca can thiệp hội chứng truyền máu song thai tỷ lệ thành công chiếm 85%. Ngoài ra, 30 ca can thiệp còn lại là hội chứng dải xơ buồng ối thì có 25 ca không để lại di chứng, 1 ca sẩy thai, 1 ca lưu thai, 1 ca còn dấu vòng thắt và 2 ca có cụt chi do đến muộn. Trong tương lai, BV Phụ sản Hà Nội sẽ thực hiện can thiệp các bệnh lý khác khó hơn như các bệnh lý như thoát vị cơ hoành, ứ dịch màng phổi, ứ dịch thận, bệnh lý ở buồng tim và thoát vị não… để giúp những mầm sống mới được sinh sôi.

Tương lai mới mở rộng

Ngày 15/7/2020, tại BV Nhi đồng thành phố TP.HCM, sau 12 giờ phẫu thuật, với ê kíp gần 100 bác sĩ, nhân viên y tế từ các bệnh viện hàng đầu tại TP.HCM ca phẫu thuật tách hai bé song sinh dính liền vùng chậu bé Trúc Nhi - Diệu Nhi đã ghi dấu ấn về những thành công của người bác sĩ khi vẽ nên những gam màu tươi sáng trong bức tranh tương lai khi các em sẽ được sống vui, khỏe mạnh với một hình hài bình thường, sẽ được đến trường, được vui chơi để mai sau trở thành người có ích cho xã hội.

Cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi không phải là trường hợp đầu tiên, mà là ca phẫu thuật phức tạp thứ 2 mà ngành y tế TP.HCM thực hiện sau ca mổ Việt - Đức 32 năm trước. GS.TS.BS Trần Đông A chia sẻ: “Ca mổ Việt - Đức năm 1988 diễn ra vào thời điểm cực kỳ khó khăn. Lúc đó đến cả chỉ khâu, kháng sinh, Thuốc sát trùng da... đều không có; không có thiết bị gì để chẩn đoán. Tất cả chẩn đoán về các phần dính nhau ở trong bụng bệnh nhân đều do bác sĩ Nhật Bản thực hiện, họ còn thuê cả máy bay đưa một trong hai bé bị chứng não cấp sang Nhật để điều trị; Với ca mổ Trúc Nhi - Diệu Nhi lần này, tôi dám khẳng định từ phòng ốc đến các trang thiết bị sử dụng cho ca mổ ở BV Nhi Đồng TP đều hiện đại không thua bất cứ bệnh viện nhi nào trên thế giới. Các bác sĩ trực tiếp mổ là người Việt, phần lớn được đào tạo phẫu thuật viên nhi bài bản. Nếu như ca mổ Việt - Đức năm xưa của tôi tạo ra sức bật cho ngành ngoại nhi phát triển thì ca mổ tách rời Trúc Nhi - Diệu Nhi sẽ là một dấu mốc lịch sử cho sự tiến bộ của ngành y tế Việt Nam”.

Hiện nay, Trúc Nhi và Diệu Nhi được sinh hoạt tại nhà cùng bố mẹ, sự phát triển về tâm thần vận động cũng như bao đứa trẻ bình thường khác, các bé bắt đầu tự đứng lên, chập chững bước đi… Sắp tới, các bé sẽ đến khám theo định kỳ để các bác sĩ theo dõi sức khỏe, tiêm ngừa cũng như tập thêm vật lý trị liệu. Dự kiến, trong thời gian tới Diệu Nhi sẽ được phẫu thuật đóng hậu môn tạm để tái lập lại đường tiêu hóa trở về bình thường, giúp bé ăn uống sinh hoạt dễ dàng hơn, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Theo, TS.BS Trương Quang Định - Giám đốc BV Nhi đồng TP. TP.HCM: “Qua những hoạt động, điều kiện làm việc, đội ngũ phẫu thuật viên hiện tại càng lớn mạnh, các bác sĩ được đào tạo bài bản không chỉ trong nước và nước ngoài và phương tiện phẫu thuật ngày càng được trang bị hiện đại hơn đã minh chứng sự phát triển của ngành y tế Việt Nam. Y khoa Việt Nam đang tiệm cận với thế giới, hầu như các phẫu thuật khó về tim mạch, ung bướu, những kỹ thuật thế giới làm được thì Việt Nam cũng có thể triển khai được, hy vọng những kỳ tích sẽ được tiếp nối”.

Nhiều hơn những cuộc đời được sống và yêu thương

Ngày 21/1/2020, ca phẫu thuật ghép 1/3 dưới cẳng tay và bàn tay lấy từ người cho sống đã được ê kíp bác sĩ từ BV Trung ương Quân đội 108 thực hiện thành công là dấu mốc ghi dấu ấn mạnh mẽ cho những nỗ lực không ngừng của đội ngũ ngành y trong hành trình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Ca phẫu thuật do trực tiếp GS.TS Nguyễn Thế Hoàng, Phó giám đốc bệnh viện, cùng các bác sĩ Khoa Chi trên và Vi phẫu thuật (Viện Chấn thương chỉnh hình) thực hiện. Sau 8 giờ, ca ghép thành công. Tất cả các cấu trúc giải phẫu đã phục hồi, bàn tay ghép đồng loại được tưới máu đầy đủ giống như tay bên lành và dần dần hồi phục. Chi ghép nhanh chóng thích ứng với cơ thể mới, một tháng sau phẫu thuật bệnh nhân đã có thể thực hiện các cử động cũng như thực hiện việc cầm nắm đồ vật. Đánh giá về ca ghép, GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội ghép tạng Việt Nam cho biết: “Đây là một ca ghép tuyệt vời. Kỹ thuật ghép chân, tay đứt rời rất phức tạp, các nước tiên tiến đi trước chúng ta hàng chục năm nhưng cũng chưa bao giờ thực hiện được ca ghép chi thể từ người cho sống vì hiếm có cơ hội chấn thương đứt rời chân, tay mà vẫn đủ điều kiện để ghép lại. Theo GS.TS Mai Hồng Bàng, Giám đốc BV Trung ương Quân đội 108, trên thế giới từ năm 1998 đến nay chỉ có khoảng 89 ca ghép chân, tay trên thế giới được thông báo trong y văn thế giới. Các trường hợp được ghép đều lấy nguồn từ người cho ch*t não. Tại các nước Đông Nam Á, đến nay chưa có một ca ghép chân, tay đồng loại nào được thông báo trong y văn thế giới.

Là 1 trong 5 phẫu thuật viên chính tham gia vào ca phẫu thuật ghép tay đầu tiên trên thế giới (2008) cho bệnh nhân bị cụt hai tay sau T*i n*n giao thông, GS Nguyễn Thế Hoàng chia sẻ: “Khi trở về Việt Nam chúng tôi đã có chuẩn bị như Thuốc men, danh sách bệnh nhân... để khi có thể sẽ thực hiện. So với ca ghép thực hiện ở Đức, hệ thống y tế có phát triển hơn và do đó thuận lợi hơn, một phần do bệnh nhân ghép ở cánh tay, chỉ có 4 cơ và mạch máu to hơn. Trong khi ca ghép này là ghép trên nền có nguy cơ bội nhiễm, 43 cơ và mỗi cơ có chức năng khác nhau, êkip hoàn toàn là các bác sĩ Việt Nam”.

TS.BS Dư Thị Ngọc Thu Trưởng đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, BV Chợ Rẫy chia sẻ: “Hiện nay, cộng đồng đã cởi mở hơn với việc hiến tạng, số lượng người đăng ký hiến tạng sau khi qua đời đã ngày càng tăng lên đây là tín hiệu vui mừng. Nhiệm vụ của ngành y tế là phải xây dựng cơ cấu tổ chức sao cho hoàn thiện và chặt chẽ hơn nữa để tiếp nhận được tất cả mọi trường hợp, số người hiến nhiều hơn, cơ quan tạng nhận nhiều hơn, nhiều người bệnh ngặt nghèo được cứu sống hơn”.

Sau gần 30 năm không ngừng phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn, ngành ghép tạng Việt Nam đã tiền bộ vượt bậc với những thành tựu đáng tự hào. Ngành ghép tạng đã thực hiện được những ca ghép khó phức tạp bậc nhất như ghép ruột. Mở ra những hy vọng mới được tiếp tục sống và tiếp tục yêu thương của bệnh nhân, cũng như để nâng niu và trân trọng những giá trị vô cùng mà người hiến tặng để lại cho cuộc sống.

THY ANH - HOÀI THƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/niem-hanh-phuc-cua-nguoi-thay-thuoc-n186685.html)

Tin cùng nội dung

  • Riêng tôi vẫn nhớ như in hình ảnh người thầy đơn sơ trong sáng, thầy hiệu trưởng Lê Đình Vệ, vượt lên trên hoàn cảnh riêng tư để thương yêu hết lòng những đứa học trò nhỏ của mình; tôi cũng luôn biết ơn thầy Talưzin, người đã cho tôi mẫu gương của một nhà khoa học chân chính
  • “Hãy mỉm cười và cả thế giới sẽ mỉm cười với bạn”, đó chính là cách dễ nhất để bạn cảm nhận được hạnh phúc.
  • Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy Thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy Thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Đã hơn 30 năm làm việc trong ngành y, nhớ lại những ngày mới ra trường với bao bỡ ngỡ, bao khó khăn trong nghề.
  • Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tinh thần chứ không phải sức khỏe quyết định phần lớn đến cảm giác viên mãn ở người cao tuổi.
  • Hiến máu có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra.
  • Năm mẹo nhỏ của chúng tôi nhằm giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, có kiểm soát và có khả năng đối phó tốt hơn với những thăng trầm trong cuộc sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY