Tâm sự hôm nay

Ông bố đè nặng các con chăm sóc người cô tàn tật bằng bản di chúc không ngờ

Biết nếu chỉ nói miệng, sẽ không có ai tình nguyện chăm sóc người em gái tàn tật của mình, ông bố đã để lại bản di chúc sâu cay khiến các con không thể không tuân theo.

Biết nếu chỉ nói miệng, sẽ không có ai tình nguyện chăm sóc người em gái tàn tật của mình, ông bố đã để lại bản di chúc sâu cay khiến các con không thể không tuân theo.

Bản chi chúc của ông bố khiến các con sững sờ. Ảnh minh họa

Mới đây, một người phụ nữ đã gửi thắc mắc của mình về bản di chúc của bố chồng đến một tòa soạn báo với nội dung như sau:

"Bố chồng tôi mất, cả nhà nhốn nháo vì ông đi quá bất ngờ. Nhưng vài ngày sau đó, chúng tôi tìm được tờ di chúc của bố. Đọc xong, ai cũng bất ngờ.

Bố mẹ chồng tôi vốn sống và làm việc ở Hà Nội. Sau khi nghỉ hưu, ông bà chuyển về quê, xây một căn nhà rộng rãi để ở.

Hàng ngày, mẹ tôi trồng rau, nuôi gà. Bố tôi chăm sóc vườn lan, ao cá và tiếp chuyện bạn bè hưu trí. Sức khỏe của bố mẹ rất tốt. Bố tôi còn nói, từ khi về quê, bố chưa phải uống viên Thu*c nào.

Thế mà đùng 1 cái, bố tôi kêu chán ăn. 1 tuần sau thì ông mất sau giấc ngủ trưa. Mấy anh chị em tôi nhận điện của mẹ mà rụng rời chân tay. Ai nấy đều bất ngờ và thương xót bố.

Lo đám tang cho bố xong, anh trai cả sắp xếp lại phòng đọc sách của bố thì phát hiện một tờ di chúc, bố mới viết cách đó không lâu.

Bố viết, khi 3 con lập gia đình, xây nhà, bố đã cho tiền nên không được chia chác gì nữa. Hiện bố còn 1 cuốn sổ tiết kiệm, 2 căn nhà ở Hà Nội và căn nhà này ở quê.

Cuốn sổ tiết kiệm và căn nhà 3 tầng, rộng 70 m2 ở Hà Nội mang tên bố mẹ, nếu bố đi trước, bố để lại cho mẹ, mọi việc liên quan đến căn nhà, sau này do mẹ quyết.

Căn nhà ở quê sẽ làm nơi hương hỏa và chốn đi về cho con cháu nên không ai được bán.

Còn lại 1 căn nhà 2 tầng, rộng 50m2 mang tên bố ở Hà Nội, bố để lại cho cô Miền. Sau này, bất cứ ai chăm sóc tuổi già cho cô Miền thì người đó sẽ được thừa hưởng.

Chúng tôi nghe xong cứ tròn xoe mắt, không hiểu vì sao bố lại làm như thế.

Bố tôi và cô Miền là 2 anh em ruột thịt. Nhưng trong khi bố tôi học hành giỏi giang, sự nghiệp thành đạt, con cái cháu chắt đề huề thì cô thất học, bị tàn tật và sống cùng bố mẹ. Khi các cụ khuất núi, cô sống một mình trong căn nhà hương hỏa.

Tôi chợt nhớ ra, cách đây mấy năm, trước khi quyết định dọn về quê sống, bố tôi khoe, khi về sẽ xây căn nhà đầy đủ tiện nghi trên phần đất còn lại của ông bà rồi sống cùng với cô Miền.

Nhưng sau đó, không biết vì chuyện gì, bố tôi không xây nhà ở đó, cũng không đón cô đến ở cùng nữa. Mỗi lần chúng tôi từ Hà Nội về cũng chỉ chạy qua loa, biếu cô chút quà bánh chứ không thân thiết vì cô khá khó tính.

Bây giờ, đọc di nguyện của bố, tôi càng thấy khó hiểu hơn. Tôi hỏi mẹ thì mẹ chỉ chép miệng. Bà nói, tài sản của bố, bố cho ai thì tùy, mẹ không muốn nói ra nói vào.

Có lẽ bố muốn chúng tôi quan tâm đến cô, chăm sóc và lo cho cô lúc tuổi già. Thế nhưng, nếu như vậy, bố chỉ cần dặn dò các con, đâu nhất thiết phải chia cho cô một tài sản lớn như vậy?

Hay bố tôi có suy nghĩ sâu xa gì mà chúng tôi không hiểu. Hoặc có điều gì đó mà bố mẹ còn giấu chúng tôi?".

Ông bố

Tiền tài không mua được hạnh phúc nhưng thời này không có tiền, gia đình cũng không hạnh phúc được.

Đến đây chắc bạn đọc đều có thể thể hội ý tứ của ông bố chồng quá cố ở trên. Chuyện ngụ ngôn của phương Tây có kể rằng, để con lừa chịu đi không ngừng, người ta treo một củ cà rốt phía trước mặt nó. Thế là con vật sẽ luôn đi về phía trước để mong muốn ăn được củ cà rốt đó. Khi nào đến đích, cần dừng lại, củ cà rốt sẽ làm phần thưởng cho con vật ngoan ngoãn.

Thiết nghĩ, với "củ cà rốt" lớn 50m2, nằm tại thủ đô thì chắc bà cô tàn tật, thất học ở trên sẽ được con cháu hiếu kính chu đáo đến suốt đời.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/tam-su-go-roi/ong-bo-de-nang-cac-con-cham-soc-nguoi-co-tan-tat-bang-ban-di-chuc-khong-ngo-a317941.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và bội nhiễm.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY