Theo hãng thông tấn Reuters, báo cáo tài chính mới được Pfizer công bố cho biết, doanh thu của hãng trong năm 2021 đã tăng gần gấp đôi so với cách đây 1 năm, lên mức 81,3 tỷ USD. Trong số này, 36,8 tỷ USD đến từ vắc xin Covid-19, vượt xa mức 15 tỷ USD được đưa ra trong dự báo trước đó của hãng. Bên cạnh đó, Pfizer cũng dự báo doanh thu từ Thu*c điều trị Covid-19 Paxlovid sẽ rơi vào khoảng 22 tỷ USD trong năm 2022.
Ảnh minh họa: Reuters |
“Con người giờ đây đã có các công cụ, dưới dạng vắc xin và Thu*c đặc trị, những thứ mà chúng tôi tin rằng không chỉ giúp ứng phó tốt hơn với đại dịch, mà còn giúp các nước chuyển sang giai đoạn xem Covid-19 như bệnh đặc hữu”, Albert Bourla, Giám đốc điều hành Pfizer, cho biết.
“Nói cách khác, chúng tôi tin những công cụ này sẽ giúp con người sớm trở lại cuộc sống bình thường, và tận hưởng nhiều hoạt động mà vẫn làm giảm nguy cơ quá tải đối với các bệnh viện và hệ thống y tế trên toàn thế giới”.
Dù vậy, giá cổ phiếu của Pfizer vẫn giảm khoảng 4,1% xuống chỉ còn 51,02 USD/cổ phiếu trước giờ mở cửa phiên giao dịch hôm 8/2.
Hong Kong (Trung Quốc) hôm 8/2 đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay, trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể Omicronở đặc khu vẫn tăng đột biến.
Trong một thông báo hôm 8/2, Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam quy định các cuộc tụ tập riêng tư giờ đây sẽ chỉ giới hạn ở mức 2 gia đình, dù không nói rõ biện pháp này sẽ được thực thi như thế nào. Đây là lần đầu tiên Hong Kong áp dụng các biện pháp hạn chế ở quy mô hộ gia đình.
Bên cạnh đó, từ ngày 10 đến 24/2, đặc khu này sẽ đóng cửa các đền chùa và tiệm làm tóc. “Thẻ thông hành vắc xin” sẽ được triển khai từ ngày 24/2, và chỉ những đối tượng sở hữu phương thức này mới được phép đến các trung tâm bách hóa, siêu thị, chợ hải sản và cửa hàng tiện lợi. Ở nơi công cộng, tất cả các cuộc tụ tập giờ đây sẽ bị giới hạn từ 4 xuống chỉ còn 2 người.
Đặc khu trưởng Carrie Lam cho biết, các biện pháp mới này nhằm mục đích kéo dài thời gian để Hong Kong gia tăng tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19, vốn vẫn ở mức dưới 50% đối với các đối tượng người lớn.
Hong Kong hôm 8/2 ghi nhận tới 625 ca nhiễm Covid-19, một kỷ lục mới hàng ngày. Giới chức y tế đặc khu cho biết đã phát hiện tới 19 ổ dịch, và kêu gọi người dân hạn chế việc đi lại.
Hội đồng Phục hồi Quốc gia (NRC) của Malaysia hôm 8/2 cho biết đã đề nghị chính phủ mở cửa trở lại hoàn toàn các cửa khẩu biên giới quốc tế, đồng thời bãi bỏ các quy định cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh. Thời điểm sớm nhất để các biện pháp này có hiệu lực dự kiến là từ ngày 1/3 tới.
Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch NRC Muhyiddin Yassin cho biết dù quy định như vậy, song du khách vẫn phải xét nghiệm Covid-19 trước và ngay sau khi nhập cảnh vào Malaysia theo khuyến cáo của Bộ Y tế nước này. Tuy nhiên, ông Yassin nhấn mạnh vẫn phải mở cửa trở lại biên giới một cách hoàn toàn trong tương lai gần để hỗ trợ phục hồi kinh tế trong nước, đồng thời khẳng định điều này cần phải được thực hiện có kế hoạch và dựa trên các đánh giá rủi ro hiện tại.
Bên cạnh đó, Chủ tịch NRC cũng bày tỏ tin tưởng hệ thống y tế công của đất nước có thể kiểm soát được số ca nhiễm hằng ngày dựa trên những kinh nghiệm học được trong thời gian qua.
Hiện tại, Malaysia mới cho phép nhập cảnh không cần cách ly đối với người đến từ Singapore theo thỏa thuận song phương.
Bộ Y tế Malaysia ghi nhận thêm 13.944 ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày 8/2, đưa tổng số ca nhiễm trong nước lên gần 2,9 triệu, trong đó có hơn 32.000 ca T* vong. Đa số ca nhiễm Covidd-19 hiện nay tại Malaysia không xuất hiện triệu chứng, hoặc chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ do tỉ lệ tiêm vắc xin Covid-19 của người dân nước này đã ở mức cao.
Khoảng 98% người trưởng thành ở Malaysia đã tiêm đủ liều cơ bản vắc xin Covid-19, và hơn một nửa trong số này đã được tiêm liều tăng cường. Khoảng 89% trẻ em Malaysia từ 12 đến 17 tuổi đã được tiêm vắc xin, và quá trình tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi của nước này đã bắt đầu từ tuần trước.
- Các nhà nghiên cứu từ Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải (Trung Quốc) hôm 8/2 thông báo đã phát triển một thiết bị xét nghiệm Covid-19 cho ra kết quả chỉ trong vòng 4 phút, với độ chính xác tương đương phương pháp xét nghiệm PCR. Các nhà nghiên cứu cho biết nếu được phát triển thêm, thiết bị của họ có thể được sử dụng để xét nghiệm ở sân bay, phòng khám, khoa cấp cứu trong bệnh viện và ngay tại nhà.
- Thời báo New York, trích dẫn một số nguồn tin thân cận, cho biết hãng dược Johnson & Johnson đã âm thầm ngưng các hoạt động tại nhà máy duy nhất sản xuất các lô vắc xin Covid-19 có thể sử dụng được của hãng ở Leiden (Hà Lan). Dù vậy, việc đóng cửa này chỉ mang tính tạm thời, và nhà máy dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vắc xin trở lại trong vài tháng tới.
- Trong tuyên bố được đưa ra hôm 8/2, Cơ quan Dược phẩm châu Âu cho biết đã khởi động quá trình đánh giá xem liệu có thể tiêm liều 3 vắc xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech cho các đối tượng thanh thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi hay không, dù một số quốc gia trong khu vực đã sớm khởi động các chiến dịch như vậy ở thời điểm trước đó.
Chủ đề liên quan:
Covid-19 Hong Kong tình hình dịch COVID-19 tình hình dịch Covid-19 hôm nay tình hình dịch Covid-19 ngày 9/2 Tình hình dịch Covid-19 thế giới hôm nay Vắc xin Pfizer