Tâm linh hôm nay

PG Trung Quốc với việc thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới

Hội Liên hữu Phật giáo thế giới đã được thành lập 65 năm, Đại hội lần thứ 17 được tổ chức từ 16 đến 18 tháng 10 năm 2014 tại thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Nói đến lịch sử thành lập Hội, không thể không nhắc đến người đề xướng ý tưởng thành lập đầu tiên là Ngài Thái Hư Đại sư và người đệ tử lớn của Ngài là Pháp Sư Pháp Phảng. Bài viết này trình bày công đức của Pháp Sư Pháp Phản trong việc thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới.

I/ Thái Hư Đại sư đề xướng việc thành lập Liên hữu Phật giáo thế giớivà cử đệ tử lớn là Pháp Sư Pháp Phảng xuất ngoại tham gia quá trình thành lập hội.

1.Ý niệm và thực tiễn của Thái Hư Đại sư và Pháp Sư Pháp Phảng đối với việc thành lập tổ chức Phật giáo mang tính quốc tế thế giới.

Sáng lập tổ chức Phật giáo mang tính quốc tế thế giới là chủ trương nhất quán của Thái Hư Đại sư và Pháp Phảng Pháp Sư đồng thời đã nỗ lực thúc đẩy từ trong nước, năm 1933 Pháp Sư Pháp Phảng đã có bài viết đăng trên tạp chí Hải Triều Âm số 15, kỳ 5 với tựa đề “Công cuộc vận động mới của Phật giáo và Hòa bình thế giới” đã viết: “Hội Liên Hợp Phật giáo thế giớivào năm 1924 tức năm Dân Quốc thứ 13 do Ngài Thái Hư Đại sư Phật Học viện Vũ Xương khởi xướng tại Hội nghị Lư Sơn vào tháng 6 tham dự có đại biểu của Nhật Bản, Triều Tiên tuy trong hội nghị không đưa vào văn bản nghị quyết nhưng tinh thần và lý tưởng của công cuộc vận động mới về Phật giáo thế giớiđã được đặt nền móng từ nơi hội nghị này. Mục đích của công cuộc vận động mới nhằm liên hợp các nhân sỹ nghiên cứu Phật giáo của các nước, giảng thuyết Phật giáo , truyền bá Phật Pháp trên toàn cầu. Cũng trong hội nghị này, Thái Hư Đại sư đã nêu lên 3 giai đoạn thực hiện công cuộc vận động là: giai đoạn một Liên Hợp Phật giáo tất cả các tỉnh trong đất nước Trung Quốc, giai đoạn hai Liên Hợp tất cả các nước Phật giáo vùng Đông Á, giai đoạn ba mở rộng quy mô Liên Hợp từ Đông Á đến các nước và Âu Mỹ”. Cũng trong năm đó Pháp Sư Pháp Phảng đã viết bài: “Phật giáo với công cuộc vận động mới và hòa bình thếgiới trong tương lai” có đoạn: “Chúng ta trông đợi sự đoàn kết của Phật giáo đồ toàn thế giới thành lập Hội Phật giáo vận động hòa bình thế giới hay Hội Phật giáo phi chiến tranh trên thế giới. Thực hiện việc tuyên truyền chủ nghĩa cứu thế của Phật giáo . Thuyết minh cho chính phủ các nước thấy rõ lý do chánh đáng của việc phi chiến tranh cũng như sự đáng sợ của chiến tranh. Đồng thời ứng dụng Phật Pháp làm giải pháp để giải quyết các xung đột trên thế giới. Tôi tin tưởng Phật giáo đồ trên thế giới chúng ta thực hiện cuộc vận động này không phải là không có lợi ích. Hy vọng tất cả mọi cá nhân, mọi đoàn thể Phật giáo đồ trên thế giới đều phát tâm đại bi cứu thế, gánh vác trách nhiệm cứu thế, nỗ lực tuyên truyền và đóng góp cho công cuộc vận động hòa bình thế giới”.

Pháp Sư Pháp Phảng nhìn nhận từ tình hình thế giới lúc ấy nhất là sự kiện 18 tháng 9 Nhật xâm chiếm 3 tỉnh Đông Bắc Trung Quốc mà kêu gọi Phật giáo đồ trên thế giới đoàn kết lại thành lập công cuộc Phật giáo vận động cho hòa bình thế giới.

2.Thái Hư Đại sư viếng thăm các nước và lần đầu tiên đề xuất việc thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới.

Năm 1940, Ngài Thái Hư Đại sư đã tham dự buổi đón tiếp của 8 đoàn thể Phật giáo Tích Lan dành cho mình và tại Hội Phật giáo Tích Lan Ngài Thái Hư đã phát biểu: “Ngày nay Quý Hội đã là Tổ Chức Thống Nhất Phật giáo Toàn Tích Lan, đã liên kết lại được hơn 90 đoàn thể Phật giáo sức mạnh sẽ rất lớn làm cho chúng tôi càng kính phục hơn nữa đối với Quý Hội. Trung Quốc tuy có Tổ Chức Hội Phật giáo , tôi cũng đã từng đến hoằng pháp ở Âu Mỹ và cũng đã sang lập Thế Giới Phật Học Uyển nhưng hiệu quả không cao. Tháng trước tại Hội Maha Bồ-Đề Lộc Giả Uyển Ấn Độ đã phát khởi Ủy Ban Quốc Tế Phục Hưng Phật giáo Ấn Độ và Đại Học Phật giáo Quốc Tế đây chỉ là những việc làm kế thừa Phật giáo đồ Tích Lan của bản thân chúng tôi để tham gia vào việc vận động cho Phật giáo thế giới mà thôi”. Ngài Thái Hư khi viếng thăm Singapore tại Ban Anh Ngữ của Hội Phật giáo Singapore đã nói đến việc thành lập Hội Liên hữu Phật giáo thế giớinhư sau: “Tôi đã có kế hoạch thành lập Hội Liên Hiệp Phật giáo thế giớigồm Trung Quốc, Miến Điện, Tích Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Nepal, Việt Nam, Nhật Bản… 14 nước .Nam Dương (Singapore) là khu vực Phật giáo đồ ít nhưng so ra vẫn nhiều hơn Âu châu và Mỹ châu. Do vậy hy vọng các chùa các đoàn thể Phật giáo của Singapore sẽ tổ chức Đại Hội Liên Hợp Phật giáo đồ làm bước trù bị tiến đến việc thành lập Hội Phật giáo Nam Dương (Singapore) là đơn vị đại diện để tham gia vào Hội Liên Hợp Phật giáo Thế Giới”. Từ đây có thể thấy được rằng tư tưởng sang lập Hội Liên hữu Phật giáo thế giớiđầu tiên là do Ngài Thái Hư Đại sư đề xướng.

Khi Ngài Thái Hư và Phái đoàn về nước, Pháp Sư Pháp Phảng đã có bài diễn văn chào đón như sau: “Phật giáo đồ toàn thế giới chúng ta thật sự cần đại liên hợp để có sức mạnh và tích cực vận động phản xâm lược. Đoàn đại biểu lần này đã có được kết quả ban đầu là thành lập Hiệp Hội Văn Hóa Trung - Miến, Hiệp Hội Nghiên Cứu Phật giáo Trung - Miến, Hiệp Hội Văn Hóa Trung – Tích, lại còn đề xướng Tổ Chức Hội Liên Hợp Phật giáo Thế Giới, và Hội Truyền Thông Phật giáo Thế Giới. Cho nên tôi nói rằng Đoàn đại biểu trở về cũng chính là lúc bắt đầu cuộc vận động Phật giáo Thế Giới”.Ở đây chúng ta thấy rằng lần viếng thăm này của Phái đoàn và Ngài Thái Hư Đại sư tại Tích Lan đã phát khởi cho việc tổ chức Hội Liên Hợp Phật giáo Thế Giới. Pháp Sư Pháp Phảng đã nhận thức sâu sắc chuyến viếng thăm này của Ngài Thái Hư Đại sư là mở đầu cho công cuộc vận động Phật giáo thế giới.

5. Sau khi về nước, pháp sư Pháp Phảng vẫn tiếp tục giữ liên lạc với Dr. Malalasekera về công tác thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới.

Năm 1947, sau khi được tin Thái Hư Đại sư viên tịch ở Thượng Hải, pháp sư rất đau buồn. Trong khi đó ở Thượng Hải tất cả đệ tử và cư sĩ hộ pháp của ngài Thái Hư Đại sư nhóm họp và đồng đi đến quyết định chọn pháp sư Pháp Phảng là người kế thế sự nghiệp của Thái Hư Đại sư rồi thông báo và khẩn thỉnh pháp sư nhanh chóng về nước. Pháp sư Pháp Phảng lập tức lên đường về nước, qua Malaysia, Hương Cảng, đến tháng 5/1948 ngài đặt chân về đến Thượng Hải. Ngài đến Thượng Hải liền đến Phụng Hóa Tuyết Đậu Tự chiêm lễ tháp xá lợi của Thái Hư Đại sư và tiếp nhận chức trụ trì Tuyết Đậu Tự. Mùa thu năm ấy, ngài đến Vũ Xương để tiếp nhận chức viện trưởng Phật học viện Vũ Xương, đồng thời khởi công xây dựng tháp xá lợi Thái Hư Đại sư tại học viện.

Tuy về nước tiếp nhận sự nghiệp của bổn sư trụ trì Phụng Hóa Tuyết Đậu Tự, viện trưởng Phật học viện Vũ Hán và quản lí thư viện Thế Uyển nhưng ngài vẫn duy trì mối liên lạc với Dr. Malalasekera về việc thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới. Sau khi về nước ít lâu, ngài đã nhận được thư của Dr. Malalasekera, mở đầu bức thư ông viết: “Pháp sư Pháp Phảng! Ngài đã biết viết thư là một việc làm hết sức khó khăn đối với tôi. Do vậy, mỗi ngày chỉ viết cho ngài một bức thư là đủ rồi. Tôi nghĩ tôi phải viết thư để cho ngài biết rằng tôi vẫn luôn nghĩ nhớ đến ngài”. Và phần kết của bức thư ông đã nói: “Sau khi Thái Hư Đại sư viên tịch, trên tạp chí Phật giáo , chúng tôi đã đăng bài để kỉ niệm về ngài. Pháp sư đã đọc chưa? Sự ra đi của Đại sư là một mất mát to lớn đối với chúng ta, mà đặc biệt là đối với bản thân tôi. Chúng tôi đã dự định năm 1950 sẽ triệu tập Hội nghị Phật giáo đồ trên toàn thế giới tại Tích Lan. Chúng tôi đã đón nhận được sự khích lệ từ các nơi. Chúng tôi càng hy vọng rằng chúng tôi sẽ đón nhận được sự giúp đỡ to lớn từ phía Trung Quốc. Tôi không thể viết tiếp được nữa, tôi chưa biết được hiện nay ngài đang ở đâu nên sau khi nhận được bức thư này, nhớ hồi đáp để tôi biết được rằng sự cố gắng của tôi đã có kết quả. Tôi cũng muốn nói với ngài mặc dù tôi không viết thư cho ngài nhưng tôi vẫn luôn nhớ đến ngài nhớ lại những thời gian vui vẻ nhất khi chúng ta hội tụ một nơi. Tôi vô cùng hy vọng một ngày không xa có thể lại được cùng ngài trùng hội”.

Pháp sư Pháp Phảng đã lập tức trả lời thư cho Dr. Malalasekera: “Thưa Tiến sĩ, khi tôi đọc được bức thư của ngài, tôi có cảm giác như tôi vẫn còn đang hiện hữu trên giảng đường của Đại học Tích Lan để nghe ngài nói chuyện. Tiến sĩ còn nhớ vào tháng Giêng năm ngoái, khi ông và ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục Tích Lan – tiến sĩ Karanankar đến Đại học Quốc tế Viễn thông, chúng ta đã không ngờ được gặp nhau. Năm tới Hội nghị Liên hữu Á Châu sẽ được tổ chức ở Trung Quốc, tôi hy vọng ngài sẽ tham dự, đồng thời cũng mong được đón nhận sự chỉ đạo của ngài cho công tác của chúng tôi”.

III/ Pháp sư Pháp Phảng đại diện cho học hội Pháp Minh Trung Quốc tham dự Đại hội thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới.

Tháng 5/1949 pháp sư Pháp Phảng vì nội chiến ở Trung Quốc xảy ra đã đặt chân đến Hương Cảng. Cuối tháng 1/1950 ngài rời Hương Cảng đến Singapore giảng kinh Bát Nhã tâm kinh tại học viện Bồ Đề. Sau đó tiếp lời mời của Tổng hội Phật giáo Singapore, ngài đã giảng kinh Dược Sư tại chùa Viên Thông. Ngày 22/5/1950 ngài đến Tích Lan để tham dự Hội nghị trù bị thành lập Hội Liên hữu Phật giáo thế giớicùng với Dr. Malalasekera, phác thảo hiến chương của Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới. Ngày 25, Đại hội thành lập Hội Liên hữu Phật giáo thế giớiđược long trọng tổ chức tại thủ đô Colombo của Tích Lan.

1.Pháp sư Pháp Phảng tham gia Đại hội và được giữ trọng trách trong Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới.

Khi Đại hội thành lập Hội Liên hữu Phật giáo thế giớiđược tổ chức đúng lúc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới thành lập được 7 tháng, tổ chức Phật giáo mới chưa được ra đời, Phật học viện Vũ Xương nơi pháp sư làm viện trưởng cũng đã bị đóng cửa, vậy thì pháp sư đã đại diện cho tổ chức Phật giáo nào của Trung Quốc để tham dự Đại hội? Ngài đã truyền tải thông tin về Đại hội cho tạp chí và báo chí nào ở Trung Quốc? Trong Đại hội ngài có được bầu giữ chức vụ gì không? Xem trong bức thư ngài gửi cho cư sĩ Hồ Hậu Phố vào ngày 6/6 sau khi Đại hội thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giơí bế mạc:

“Gửi cư sĩ Hồ Hậu Phố! Nhận được thư của cư sĩ đúng lúc Đại hội khai mạc, tôi nay rất hoan hỉ báo với ông vài điều như sau: Đại hội thành lập Hội Liên hữu Phật giáo thế giớikhai mạc ở Colombo đã đạt được những thành tích rất tốt. Đại hội đã bế mạc vào tuần trước, đại biểu đến từ khắp Thế giới cả trăm người. Trong thời gian khai mạc Đại hội, tôi đã tham gia diễn thuyết rất nhiều với danh nghĩa đại diện cho học hội Pháp Minh và nhân danh cá nhân, tôi cũng đã gửi nội dung các bài diễn thuyết cho ông. Những quyết nghị quan trọng trong Đại hội gồm:

-Colombo được chọn làm nơi đặt trụ sở của tổng hội.

-Dr. Malalasekera được chọn làm Hội trưởng đầu tiên.

-Trung Quốc được chọn là Ủy viên thường trực của Ban chấp hành Hội và cũng là một trong các phân hội của tổ chức Hội.

Kính mong ông chuẩn bị các kế hoạch cần thiết cho việc thành lập phân hội. Xin ông cũng truyền đạt những tin tức về việc vận động thành lập đến những người có tâm hướng cùng nhau xây dựng phân hội tại Trung Quốc.

Tình hình Phật giáo đồ trong nước hiện nay ra sao, xin ông viết thư cho tôi biết. Hiến chương của Đại hội và danh sách hội viên khi in xong sẽ lập tức gửi đến ông. Tôi cũng đã tham gia vào ban lãnh đạo của Đại học Phật giáo Tích Lan, là giảng sư giảng về Phật giáo đại thừa, chắc phải ở lại hai năm mới về nước. Mong tin! Nguyện chúc lợi lạc! Ngày 13/6/1950. Pháp Phảng kính!”

Thông qua bức thư này chúng ta thấy được pháp sư Pháp Phảng đại diện cho học hội Pháp Minh để tham gia Đại hội, Trung Quốc được chọn là một trong những thành viên thường trực của Ban chấp hành. Học hội Pháp Minh được thành lập vào năm 1935, các thành viên sáng lập gồm Hồ Hậu Phố, Hoàng Hàm Chi, Phương Tử Phiên, Triệu Phác Sơ, là tổ chức Phật giáo mang tính quốc tế lúc bấy giờ ở Thượng Hải. Hội sở được đặt tại Thượng Hải Phật giáo tịnh nghiệp xá. Tiếp đó, pháp sư Pháp Phảng còn viết thư cho cư sĩ Trần Pháp Hương, người giữ chức biên tập và phát hành tạp chí “Giác Hữu Tình”:

“… Trong thời gian tổ chức Đại hội Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới, Pháp Phảng đã đại diện cho Phật giáo đồ Trung Quốc để tham dự, đồng thời cũng đã truyền đạt đến các đại biểu về thái độ ủng hộ của Chính phủ, nhân dân đối với Phật giáo và được các đại biểu, nhân sĩ trên thế giới vui mừng và đánh giá cao. Pháp Phảng cũng là thành viên của Ủy ban khởi thảo hiến chương, được chọn là ủy viên Ban chấp hành Trung Ương và ủy viên của tiểu ban phúc lợi.

2.Các bài phát biểu và diễn thuyết của pháp sư Pháp Phảng tại Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới.

Pháp sư Pháp Phảng đã cung cấp rất nhiều tư liệu tiếng Anh về Hội Liên hữu Phật giáo thế giớicho tạp chí “Giác Hữu Tình”. Cư sĩ Trần Pháp Hương đã dịch ra Trung văn và đăng trên tạp chí. Trong lần phát hành kỳ thứ 7 số 11 có đoạn ghi lại lời phát biểu của pháp sư Pháp Phảng: “…Từ sau khi Trung Quốc được giải phóng, đời sống sinh hoạt của tăng chúng gặp nhiều khó khăn. Chính phủ nhân dân không cản trở những công việc thường ngày của tôn giáo, nhưng ruộng đất của các chùa chỉ được giữ lại một phần cho tăng chúng, còn lại đều bị tịch thu để chia cho dân nghèo. Tăng chúng phải tự canh tác để duy trì cuộc sống và không nhận được quyên góp trong xã hội. Nói chung, sự canh tác của tăng chúng đều giống như các nông dân khác”.

KẾT LUẬN:

Pháp sư Pháp Phảng lần đầu tiên xuất dương truyền giáo đã gánh sứ mạng to lớn mà ngài Thái Hư Đại sư giao phó, đó là tham gia thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới, tám năm sau phải trở về nước để kế tục sự nghiệp của bổn sư khi ngài Thái Hư viên tịch, vẫn tiếp tục nỗ lực không ngừng cho công cuộc thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới.

Lần thứ hai xuất ngoại là để hoàn thành sứ mạng mà ngài Thái Hư Đại sư giao phó, đó là tham gia công tác trù bị và tham dự Đại hội thành lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới. Sau khi Hội được thành lập, ngài lại tiếp tục sự nghiệp thành lập các phân hội cho đến những giây phút cuối của cuộc đời. Tạp chí của Hội Liên hữu Phật giáo thế giớiđã gọi pháp sư Pháp Phảng là trụ cột của Hội.

Về danh xưng của Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới, tiếng Anh gọi là The World Fellowship of Buddhists, Trung văn dịch là 世界佛教徒友谊会, gọi tắt là世佛会 hoặc là世界佛教会, cũng dịch là世界佛教徒联谊会, gọi tắt là 世佛谊.

Pháp sư Pháp Phảng hoằng dương văn hóa đại thừa Phật giáo Trung Quốc đến sáu nước Ấn Độ, Tích Lan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Miến Điện và hai vùng là Hương Cảng và Ma Cao, qua mười tỉnh thành trong đất nước Trung Quốc là Kinh (Bắc Kinh), Ký (Hà Bắc), Ngạc (Hồ Bắc), Xuyên (Tứ Xuyên), Du (Trùng Khánh), Tương (Hồ Nam), Mân (Phúc Kiến), Chiết (Chiết Giang), Hỗ (Thượng Hải), Việt (Quảng Đông). Pháp sư tinh thông sáu loại ngôn ngữ là Trung Văn, Phạn văn, Ba li Văn, Anh văn, Nhật văn và Tạng văn, đã để lại bộ “Pháp Phảng văn tập” hai triệu chữ. Ngài yêu nước thương dân, đã viết rất nhiều bài nói về sự xâm lược của Nhật Bản đối với Trung Quốc, là người được phái ra nước ngoài để truyền bá, hoằng dương văn hóa và Phật giáo đại thừa Trung Quốc, cũng là tăng lữ đầu tiên trong lịch sử cận đại Trung Quốc được Chính phủ phái ra nước ngoài làm giảng viên dạy Đại học, cũng là người được chọn ra nước ngoài tham dự và sáng lập Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới.

Thích Giải Hiền
Hội trưởng Hội Sự Nghiệp Từ Thiện Minh Đức
(Dịch từ Tạp Chí Pháp Âm)

Thích Giải Hiền

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/pg-trung-quoc-voi-viec-thanh-lap-hoi-lien-huu-phat-giao-the-gioi-d17553.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY