Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa mới nhất

Phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa bao gồm sử dụng Thu*c giảm đau, liệu pháp kháng sinh, đồng thời cần theo dõi chặt chẽ và chủ động phòng ngừa tái phát.

viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở không gian phía sau màng nhĩ. bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thính lực và để lại những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Cập nhật phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa

Thuật ngữ viêm tai giữa đề cập đến tình trạng nhiễm trùng ở không gian chứa không khí phía sau màng nhĩ, gây đau tai, giảm thính lực, mệt mỏi và sốt nhẹ. bệnh có xu hướng phát sinh ở trẻ nhỏ từ 2 – 8 tuổi.

Viêm tai giữa hình thành do vi khuẩn haemophilus influemae, streptococcus pyogenes, streptococccus pneumonia, moraxella catarrhalis,… trú ngụ và phát triển trong ống tai.

1. Đặc điểm lâm sàng

Vào thời điểm khởi phát, bệnh sẽ gây đau tai khiến trẻ nhỏ mất ngủ, biếng ăn, khó chịu và quấy khóc. ngoài ra, viêm tai giữa có thể làm chảy dịch tai ra bên ngoài.

Sự phát triển của vi khuẩn trong ống tai có thể gây ra các triệu chứng toàn thân (chủ yếu ở trẻ nhỏ) như ho, nôn, tiêu chảy, sổ mũi, buồn nôn,… Chính vì vậy nếu chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng, việc chẩn đoán có thể gặp nhiều bất lợi.

Nên tiến hành khám tai để quan sát tình trạng bên trong ống tai. bệnh nhân viêm tai giữa thường có màng nhĩ màu vàng/ đỏ tươi, có mủ hoặc dịch ứ đọng.

2. Điều trị viêm tai giữa

Mục đích điều trị:

    Cải thiện triệu chứng

Điều trị viêm tai giữa bao gồm việc sử dụng Thu*c giảm đau, kháng sinh và dẫn lưu chất lỏng từ ống tai giữa ra bên ngoài.

Kiểm soát cơn đau:

Sử dụng Thu*c giảm đau acetaminophen không kê toa hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt. Không sử dụng dịch để làm sạch tai trong trường hợp rách màng nhĩ.

Liệu pháp kháng sinh:

Liệu pháp kháng sinh được áp dụng trong những trường hợp nhiễm trùng tai giữa sau:

    Trẻ từ 6 tháng tuổi bị đau tai có mức độ từ trung bình đến nặng, kéo dài ít nhất 48 giờ. Có dấu hiệu sốt cao từ 39 độ C trở lên.

Trẻ dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng, dị tật tai và suy giảm miễn dịch có thể không đáp ứng với Thu*c kháng sinh. Cân nhắc trước khi chỉ định hoặc sử dụng liệu pháp thay thế.

Amoxicillin là kháng sinh được sử dụng chủ yếu cho quá trình điều trị viêm tai giữa.

    Người lớn: Dùng 3000mg/ ngày, chia thành 3 lần uống. Duy trì trong 5 ngày.

Trong trường hợp điều trị thất bại (cơn đau và sốt tiếp diễn sau 48 giờ điều trị bằng kháng sinh lần đầu), amoxicillin – clavulanic acid sẽ được chỉ định dùng trong 5 ngày tiếp theo.

    Trẻ dưới 40kg: Dùng 45 – 50mg/ kg/ ngày, chia thành 2 lần dùng (trong trường hợp dùng Amoxicillin – clavulanic acid theo tỉ lệ 7:1 hoặc 8:1). Hoặc chia thành 3 lần (nếu sử dụng Amoxicillin – clavulanic acid theo tỷ lệ 4:1).

Trong trường hợp bệnh nhân dị ứng penicillin, dùng azithromycin hoặc erythromycin.

    Azithromycin (dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi): Dùng 10mg/ kg/ lần/ ngày, duy trì trong 3 ngày.

Trong trường hợp viêm tai giữa không đáp ứng với liệu pháp kháng sinh, phương pháp sử dụng ống tai để dẫn lưu chất lỏng từ tai giữa ra bên ngoài sẽ được thực hiện. nếu nhiễm trùng tái phát, phương pháp này cũng sẽ được ưu tiên hơn so với việc sử dụng kháng sinh.

Lưu ý: Việc sử dụng kháng sinh có thể làm tăng số lượng vi khuẩn nhạy cảm, đồng thời gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Vì vậy, cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng Thu*c để kiểm soát tối đa những tình huống rủi ro.

3. Theo dõi và phòng ngừa

Nếu nhận thấy trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, co giật, hôn mê, mất ý thức, mất hẳn thính lực,… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý.

Viêm tai giữa có xu hướng tái phát nhiều lần. vì vậy phụ huynh cần chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh cho con trẻ:

    Hạn chế để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh (bệnh viện, nước bẩn, không khí ô nhiễm,…).

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/phac-do-dieu-tri-benh-viem-tai-giua)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY