Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa mới nhất từ Bộ y tế

Đau thần kinh tọa hay còn gọi là đau thần kinh hông to. Bệnh sẽ được điều trị dứt điểm nếu bạn tuân thủ phác đồ điều trị đau thần kinh tọa được chỉ định.

đau thần kinh tọa hay còn gọi là đau thần kinh hông to. bệnh có thể được điều trị dứt điểm nếu bạn tuân thủ theo phác đồ điều trị đau thần kinh tọa được bác sĩ chỉ định.

Nhận định chung về bệnh đau thần kinh tọa

Đau thần tọa có tên khoa học là sciatica pain, là cơn đau do dây thần kinh tọa bị chèn ép và tổn thương. cơn đau thường xuất hiện một bên, bắt đầu từ lưng dưới và lan xuống chân.

Nguyên nhân phổ biến nhất là do thoát vị đĩa đệm (ở vùng thắt lưng). đĩa đệm là cấu trúc giống như lốp xe nằm giữa xương cột sống. vành ngoài của đĩa đệm xuất hiện vết rách (thường là do áp lực thường xuyên ở lưng dưới), dịch bên trong đĩa đệm có thể chảy ra làm chèn ép hoặc gây viêm ở dây thần kinh lân cận. đau thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến nhất ở những người từ 30 đến 50 tuổi.

Các triệu chứng đau thần kinh tọa cụ thể là đau chân, tê, ngứa ran, yếu và có thể xuất hiện các triệu chứng ở bàn chân và ngón chân.

Phác đồ điều trị đau dây thần kinh tọa

Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa được bác sĩ chỉ định dựa trên các cơ sở như nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp.

1. Chẩn đoán

#Chẩn đoán lâm sàng

Đau dọc dây thần kinh tọa, bắt nguồn từ thắt lưng và kéo dài qua hông xuống chân và bàn chân. thông thường sẽ đau ở rễ thần kinh l5 và s1:

    Đau rễ L5: Cơn đau ở vùng hông để giữa mông, đi qua mặt sau đùi và xuống mặt mu của bàn chân, cơn đau dừng lại ở ngón cái và ngón chân giữa.
  • Đau rẽ S1: Cơn đau ở vùng hông để giữa mông, đi qua mặt sau đùi và mặt sau cẳng chân, đến gót chân và lòng bàn chân. Cơn đau dừng lại ở ngón út của bàn chân.

Dấu hiệu khi chẩn đoán lâm sàng:

    Ấn vào các vị trí của dây thần kinh tọa sẽ thấy cơn đau xuất hiện.

#Chẩn đoán cận lâm sàng

Các xét nghiệm bắt buộc như huyết học, sinh hóa,… để xác định nguyên nhân gây đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm, do viêm hay do bệnh lý khác gây ra.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cần xét nghiệm hình ảnh để quan sát rõ hơn tình trạng của đốt sống thắt lưng và rễ thần kinh.

    X-Quang

Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm hay do các vấn đề bất thường khác như viêm nhiễm, ung thư thần kinh, hủy xương hoặc đặc xương bất thường,…

#Chẩn đoán phân biệt

Các triệu chứng do đau thần kinh tọa dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác. vì vậy bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán phân biệt để chẩn đoán đúng tình trạng bệnh.

Phân biệt đau thần kinh tọa với:

    Đau thần kinh đùi, bắp chân,…

Trong thực tế, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác đau thần kinh tọa.

2. Nguyên tắc điều trị

Nguyên tắc điều trị thần kinh tọa:

    Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh (80% người đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm gây ra)

3. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa được áp dụng cho hầu hết bệnh nhân đau thần kinh tọa. mục đích của điều trị nội khoa là giảm cơn đau và bảo toàn khả năng vận động.

#Sử dụng Thu*c:

Dùng Thu*c là biện pháp phổ biến nhất trong điều trị nội khoa. Thu*c giảm đau, kháng viêm, Thu*c giãn cơ,… là những nhóm Thu*c thường được dùng cho bệnh nhân đau thần kinh tọa.

Thu*c giảm đau:

    Dùng nhiều nhất là paracetamol, liều dùng từ 1 – 3g/ ngày, chia đều liều lượng thành 2 – 4 lần uống.

Thu*c kháng viêm không steroid:

    Ibuprofen: tối đa 400mg/ ngày, chia thành 3 – 4 lần uống, mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ

Thu*c kháng viêm không steroid có khả năng gây tổn thương lên gan và thận, những người có tiền sử gặp vấn đề tại các cơ quan này cần thận trọng khi dùng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi sử dụng nhóm Thu*c này.

Thu*c giãn cơ:

    Eperisone: dùng 50 mg/ lần, dùng từ 2 – 3 lần/ ngày

Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng:

Được chỉ định trong trường hợp cơn đau nặng nề và không thuyên giảm khi dùng những loại Thu*c nêu trên. người thực hiện tiêm corticosteroid phải là bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không tự ý tiêm tại nhà hoặc các cơ sở y tế không có đủ chuyên môn.

#Vật lý trị liệu:

Vật lý trị liệu là phương pháp tổng hợp những kỹ thuật có tác động vật lý nhằm xoa dịu cơn đau và phục hồi khả năng vận động.

Liệu pháp nhiệt: có thể sử dụng nhiệt nóng/ lạnh tùy vào triệu chứng cụ thể. Phần lớn người bệnh thường sử dụng nhiệt lạnh để làm giảm sưng viêm và xoa dịu cơn đau tại vùng thắt lưng. Nên đặt túi chườm trên vùng đau nhức trong khoảng 20 phút/ ngày, thực hiện đều đặn để kiểm soát cơn đau và các triệu chứng do bệnh.

bài tập vật lý trị liệu: giúp kéo giãn phần cơ lưng, giảm áp lực lên đĩa đệm và giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép. ngoài ra, các bài tập này còn có tác dụng tăng độ linh hoạt và dẻo dai cho khớp, thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện các triệu chứng như cứng khớp, tê bì do đau thần kinh tọa gây ra.

Chuyên viên y tế có thể thực hiện những kỹ thuật khác trong vật lý trị liệu để kích thích cơ thể sản sinh endorphin – một hoạt chất giảm đau tự nhiên.

4. Điều trị ngoại khoa:

Thông thường, phẫu thuật đau thần kinh tọa được xem xét trong các tình huống sau:

    Cơn đau nghiêm trọng kéo dài từ 4 đến 6 tuần trở lên.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và thời gian của cơn đau thần kinh tọa, một trong hai ca phẫu thuật sau đây sẽ được xem xét thực hiện:

    Phẫu thuật vi phẫu: Thông thường được thực hiện cho một đĩa đệm thoát vị, phẫu thuật vi phẫu làm giảm áp lực lên rễ thần kinh cột sống bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây đau. Một phần nhỏ của xương trên rễ thần kinh và / hoặc đĩa đệm dưới gốc thần kinh được loại bỏ.
  • Một phẫu thuật cắt bỏ: Phẫu thuật cắt đốt sống thắt lưng được thiết kế để loại bỏ một phần xương nhỏ trên rễ thần kinh để cung cấp cho rễ thần kinh nhiều không gian và giảm áp lực lên cơ quan này.

Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật đau thần kinh tọa là tự chọn, có nghĩa là quyết định của bệnh nhân có  phẫu thuật hay không. điều này đúng cho cả phẫu thuật cắt bỏ vi phẫu và phẫu thuật cắt bỏ. tuy nhiên, bác sĩ sẽ là người tư vấn y khoa cho bệnh nhân, đưa ra lợi ích và nguy cơ khi thực hiện điều trị ngoại khoa.

Ngoài việc điều trị nội khoa và ngoại khoa, bạn cần thay đổi chế độ sinh hoạt và luyện tập để hỗ trợ phục hồi khả năng vận động.

5. Theo dõi và phòng ngừa tái phát

Trong thời gian điều trị và sau điều trị, bệnh nhân cần thăm khám theo định kỳ để kiểm soát bệnh chặt chẽ. đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm có chuyển biến tốt sau khi điều trị nội khoa, rất ít trường hợp phải can thiệp ngoại khoa.

Bạn cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để khôi phục chức năng của dây thần kinh tọa và ngăn ngừa bệnh tái phát.

    Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu trong thời gian điều trị và sau điều trị đến khi chức năng của dây thần kinh tọa được khôi phục hoàn toàn.

Cần thực hiện theo phác đồ điều trị đau thần kinh tọa để đảm bảo bệnh không chuyển biến xấu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. chúng tôi chỉ cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được định hướng trong quá trình điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/phac-do-dieu-tri-dau-than-kinh-toa)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY