Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Phần lớn người Việt mắc Covid-19 còn trẻ tuổi: Chuyên gia y tế nói gì?

TP - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, tại Hà Nội, đối tượng nhiễm đang ngược lại với Trung Quốc và Italy, khi tỷ lệ người trẻ bị nhiễm cao hơn, chiếm trên 90%, độ tuổi trung bình nhiễm là 34 tuổi. Không chỉ ở Hà Nội, tại Việt Nam, số ca nhiễm Covid-19 là người trẻ cũng chiếm đa số.

Phần lớn bệnh nhân là người trẻ tuổi

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, qua phân tích tình hình tại Hà Nội thấy đối tượng nhiễm đang ngược lại với Trung Quốc và Italy, khi tỷ lệ người trẻ bị nhiễm cao hơn, chiếm trên 90%, độ tuổi trung bình nhiễm là 34 tuổi. Không chỉ ở Hà Nội, tại Việt Nam, số ca nhiễm Covid-19 là người trẻ cũng chiếm đa số.

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, phần lớn các ca bệnh nhiễm SARS-CoV-2 tại Việt Nam trong thời gian gần đây là du học sinh về nước, nằm trong độ tuổi từ 18- 35 tuổi. Còn lại các bệnh nhân khác đa dạng về độ tuổi từ dưới 10 tuổi đến trên 60 tuổi và số ca tự lây nhiễm chéo trong cộng đồng rất thấp do Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh, sớm tìm ra và cắt các nguồn nhiễm.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Hồng Hà, đó chỉ là một góc độ kết luận dựa trên số liệu các ca nhiễm của Trung Quốc. Xét về mặt y học, dịch bệnh Covid-19 là phản ứng của virus xâm nhập, nên sẽ phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người, kể cả những người trẻ tuổi khi mắc cũng có biểu hiện biến chứng rất nặng. Trên thế giới ghi nhận không ít các bệnh nhân trẻ tuổi từ 10-35 tuổi có biến chứng viêm phổi nặng, tổn hại đến sức đề kháng và chậm tái tạo tế bào dẫn đến thiệt mạng.

“Các bệnh nhân càng có nhiều bệnh lý nền thì tỷ lệ thiệt mạng sẽ cao hơn, không phân biệt ở nhóm độ tuổi nào, nhất là người trẻ. Người trẻ có lợi thế thể trạng tốt, ít các bệnh lý nền nên việc miễn dịch và tự sản sinh ra các loại kháng thể nhiều hơn các đối tượng bệnh nhân là người cao tuổi. Đồng thời, các biến chứng phổi sẽ ít hơn nên hồi phục nhanh chóng trong quá trình điều trị. Song, không nên chủ quan nghĩ mình còn trẻ mà lơ là trong phòng chống dịch bệnh Covid-19”, bác sĩ Hồng Hà khuyến cáo.

Nhằm phòng ngừa dịch Covid-19, Bộ Y tế đề nghị kê đơn Thu*c đến 3 tháng cho người bệnh cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính; trường hợp đặc biệt có thể cấp phát Thu*c tại nhà. Bên cạnh đó, cơ sở khám, chữa bệnh phải cung cấp số điện thoại của cơ sở cho người bệnh để liên hệ khi cần thiết. Việc kê đơn Thu*c này chỉ thực hiện trong thời gian phòng, chống dịch bệnh, khi hết thời gian công bố dịch thực hiện theo quy định hiện hành. Tổ chức khám bệnh và kê đơn, cấp phát Thu*c cho người bệnh tại trạm y tế xã, phường, trường hợp đặc biệt có thể cấp phát Thu*c tại nhà.

Ghi nhận bệnh nhân Covid-19 thứ 94 tại Việt Nam

Tối ngày 21/3, Bộ Y tế công bố 2 ca bệnh Covid-19 mắc mới.

Thêm 10 bệnh nhân Covid-19 âm tính với SARS-CoV-2

Bộ Y tế cho biết 10 bệnh nhân mắc Covid-19 đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Đáng chú ý, có 2 bệnh nhân đã 2 lần liên tiếp âm tính với virus SARS-CoV-2.

Việt Nam ghi nhận ca bệnh Covid-19 thứ 92

Chiều ngày 21/3, Bộ Y tế ghi nhận ca mắc Covid-19 thứ 92. Bệnh nhân nam, 21 tuổi; trú tại phường 9 thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Ông Trump mắng té tát phóng viên chất vấn về Covid-19

Cuộc họp báo về Covid-19 hôm 20/3 diễn ra vô cùng gay gắt vì ông Trump nhiều lần nổi xung với câu hỏi của phóng viên.

Covid-19: 17 y bác sĩ Italy qua đời, cấp dưới Phó Tổng thống Mỹ mắc bệnh

Đã có 17 nhân viên y tế Italy qua đời vì Covid-19, trên tổng số 3.654 nhân viên y tế mắc bệnh.

Đằng sau con số Tu vong vì Covid-19 cao vọt ở Ý

Vị linh mục đọc lời ban phước cuối cùng. Không hoa, không kèn trống. Francesca Steffanoni và mẹ cô đứng cách xa nghĩa trang chính của TP Bergamo, miền bắc Ý. Họ cũng chỉ được chứng kiến lễ tang người thân của mình trong 5 phút.

Hà Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/phan-lon-nguoi-viet-mac-covid19-con-tre-tuoi-chuyen-gia-y-te-noi-gi-1627361.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY