Bệnh theo mùa hôm nay

Phát hiện sớm và phòng ngừa biến chứng của bệnh thủy đậu

Khi bị nhiễm bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ), nếu trẻ không được chăm sóc hợp lý và theo dõi cẩn thận, có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm khôn lường.

Chăm sóc trẻ bị nhiễm thủy đậu

Khả năng lây nhiễm ở trẻ có thể xảy ra 2 – 4 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, và kéo dài tới 7 ngày sau khi bệnh nhân đã nổi bóng nước, chính vì vậy, khi trẻ mắc phải cho trẻ nghỉ học cho đến khi mụn nước đã khô mày, thường khoảng 10 ngày để trẻ được chăm sóc tốt và hạn chế sự lây lan cho những trẻ lành khác trong trường học và trong cộng đồng.

Chăm sóc trẻ tại nhà cần chú ý 3 nguyên tắc vệ sinh quan trọng sau đây:

- Vệ sinh phòng ở của bệnh nhân sạch sẽ hàng ngày bằng dung dịch nước Javel hoặc dung dịch Cloramin B, đảm bảo phòng ở của trẻ luôn sạch sẽ, thông thoáng, tránh gió lùa.

- Giữ vệ sinh tai – mũi – họng bằng cách cho trẻ xúc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch axít boric 1%.

- Giữ vệ sinh da đúng cách nhằm bảo vệ da luôn khô, sạch để hạn chế sự bội nhiễm vi khuẩn. Nên cho trẻ tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày bằng xà bông sát khuẩn với nước ấm, mụn nước đã bị vỡ có thể dùng dung dịch xanh Methylen hoặc Thu*c tím Milian 0,25% bôi trực tiếp trên da.

- Hạn chế việc gãi do ngứa bằng cách cắt gọn móng tay của trẻ hoặc cho trẻ nhỏ mang bao tay vải để tránh tổn thương do gãi. Khi cần thiết bác sĩ có thể cho trẻ dùng Thu*c chống ngứa.

- Chú ý chế độ ăn giàu dinh dưỡng bằng các loại thức ăn mềm, ấm, lỏng dễ tiêu, trẻ khó ăn có thể chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ tiêu hóa dễ hơn trong thời gian bệnh. Cho trẻ uống nhiều nước ép trái cây giàu vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

- Chăm sóc tại nhà nên tuyệt đối tránh 3 thói quen dưới đây để hạn chế đến mức tối đa những nguy hiểm của bệnh, đó là thói quen:

Ủ trẻ quá kỹ.

Kiêng tắm nhưng lại dùng gốc rạ hoặc các loại lá cây không rõ nguồn gốc tắm hoặc đắp lên da của trẻ.

Châm chích cho mụn nước nhanh vỡ với suy nghĩ sẽ giúp trẻ mau hết bệnh.

Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây biến chứng

Bệnh thủy đậu nếu được chăm sóc đúng cách, nhất là việc giữ vệ sinh da, vệ sinh cá nhân tốt, thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10 – 14 ngày và không để lại bất kỳ biến chứng nào. Những biến chứng nghiêm trọng của được ghi nhận là:

- Nhiễm trùng nốt đậu dẫn đến lở loét da trẻ, nếu không được điều trị tích cực và đúng cách có thể để lại sẹo xấu vĩnh viễn trên da.

- Nhiễm trùng huyết làm suy sụp sức khỏe của trẻ, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến Tu vong.

- Biến chứng viêm não, viêm màng não do tuy hiếm gặp nhưng thường để lại những di chứng nặng nề như bại não, điếc, chậm phát triển tâm thần, động kinh…

- Một số bệnh nhi có thể xuất hiện biến chứng viêm phổi nặng do vi rút thủy đậu.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin

- Phòng ngừa tạm thời là giúp trẻ nâng cao ý thức tự phòng vệ trước sự tấn công của vi rút như hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống tốt.

- Phòng ngừa chủ động, hiệu quả và an toàn nhất là đưa trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi đi tiêm ngừa vắc xin thủy đậu, một vắc xin đã được kiểm chứng là hiệu quả bảo vệ cao (sau tiêm chủng khả năng đạt 95% – 97%), với độ an toàn gần như tuyệt đối (chỉ khoảng 5% người chủng ngừa bị sốt nhẹ sau tiêm).

- Theo khuyến cáo của Hiệp hội tư vấn và thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ (gọi tắt là tổ chức ACIP), để bảo vệ trẻ tối ưu và phòng tránh tình trạng tái nhiễm sau tiêm chủng, phụ huynh nên cho trẻ tiêm đủ 2 liều vắc xin thủy đậu, liều thứ 2 cách liều đầu tốt nhất sau 6 tuần hoặc tiêm nhắc liều thứ 2 lúc trẻ được 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả bảo vệ cho trẻ.

Theo BV Nhi Đồng 1 TPHCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phat-hien-som-va-phong-ngua-bien-chung-cua-benh-thuy-dau-n188649.html)

Tin cùng nội dung

  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Dạo này trẻ em bị sởi và thủy đậu nhiều quá, em muốn đưa bé đi chích ngừa, không biết giá vắc xin là bao nhiêu vậy Mangyte? (Thủy Trúc - thuy…@gmail.com)
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY