Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Phát minh y học do phụ nữ chủ xướng

Ngày nay, đóng góp của phụ nữ cho xã hội là không thể phủ nhận, trong đó có lĩnh vực y học.

Rosalind Franklin - Người tìm ra DNA

3 người đàn ông đã được trao giải thưởng Nobel y sinh năm 1962 vì phát hiện ra cái mà ngày nay người ta gọi là chuỗi xoắn kép, hình dạng phân tử của DNA. Nhưng phát hiện này thực sự là của một người tên Rosalind Franklin. Bà cùng làm việc với các đồng nghiệp (là nam giới) của mình, nhưng công lao của bà lại lãng quên tại thời điểm trao giải. Tuy nhiên, những đóng góp đáng kinh ngạc cho khám phá này đã được lịch sử ghi nhận qua bằng chứng Photograph 51 (Bức ảnh 51).

Photograph 51 là một bước ngoặt lớn trong nghiên cứu DNA. Bức ảnh chụp DNA bằng máy tia X tân tiến, được đưa ra giới thiệu tại một hội thảo với sự có mặt của 2 nhà khoa học Watson và Crick. Không được sự đồng ý của Franklin nhưng bức ảnh lại được Wilkins (1 trong 3 đồng tác giả) đưa cho Watson, Crick. Ngay sau khi trông thấy bức ảnh này, Watson và Crick biết ngay rằng họ đã thành công, chính vì vậy, tên của Wilkins đã được bổ sung vào giải Nobel về ADN. Mãi sau này, Crick mới thừa nhận, Rosalind Franklin lúc bấy giờ đã tiến rất gần tới đích, chỉ một chút nữa thôi là bà tìm ra cấu trúc ADN. Trớ trêu thay, tuy dựa trên những công trình nghiên cứu thành công của Franklin nhưng không một ai trong nhóm 3 người đàn ông này đưa ra lời xin lỗi hay tôn vinh nhà nữ khoa học này.

Theo Bách khoa thư mở, Rosalind Franklin có tên khai sinh là Rosalind Elsie Franklin (7/1920 - 4/1958), sinh ra ở Notting Hill, London trong một gia đình người Anh gốc Do Thái giàu có và có tầm ảnh hưởng. Bà là một nhà lý sinh học và tinh thể học tia X với những đóng góp to lớn về sự hiểu biết về cấu trúc phân tử của DNA, ARN, virut, than đá và than chì. Nghiên cứu DNA của bà đã đạt được những thành tựu to lớn vì DNA đóng vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa của tế bào và trong di truyền học. Việc khám phá ra cấu trúc của nó đã giúp bà và đồng nghiệp hiểu rõ được cách thông tin di truyền được truyền lại từ cha mẹ cho con cái.

Franklin được biết đến nhiều nhất qua công trình Photo 51 dẫn đến sự khám phá cấu trúc DNA. Theo Francis Crick, các dữ liệu từ bà chính là “dữ liệu mà chúng tôi thực sự sử dụng” để hệ thống nên lý thuyết về cấu trúc DNA năm 1953. Những hình ảnh nhiễu xạ tia X của Franklin xác nhận cấu tạo hình xoắn ốc đã được đưa cho Watson mà không có sự đồng ý hay báo cho Franklin biết. Các khám phá của Franklin cung cấp các thông tin có giá trị về cấu trúc DNA. Đến năm 1960, mô hình chuỗi xoắn kép DNA mới bắt đầu được chấp nhận rộng rãi hơn. Sau khi hoàn thành công việc nghiên cứu về DNA, Franklin còn tiên phong đi đầu trong nghiên cứu về virut gây bệnh khảm trên cây Thu*c lá và virut gây bệnh bại liệt.

Rosalind Franklin qua đời năm 1958 ở tuổi 37 do căn bệnh ung thư buồng trứng. Mặc dù cuộc đời của Rosalind Franklin vô cùng ngắn ngủi nhưng những cống hiến to lớn của bà về DNA cũng như virut vô cùng vĩ đại và sống mãi trong sự nghiệp của nhân loại.

Virut gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) đã lây nhiễm hơn 70 triệu người và giết ch*t hơn 35 triệu kể từ khi được phát hiện vào thập niên 80 ở thế kỷ trước. Năm 2008, nhà virut học người Pháp Francoir Barre-Sinoussi đã chia sẻ giải thưởng Nobel về sinh học hoặc y học với Luc Montagnier và Harald zur Hausen.

Một nửa giải nói trên thuộc về Francoir Barre-Sinoussi và Montagnier và nửa còn lại thuộc về Harald zur Hausen vì có công phát hiện ra HPV (bệnh lây qua đường T*nh d*c). HPV là loại siêu vi khác với HIV và HSV (bệnh mụn giộp). HPV rất phổ biến đến nỗi gần như tất cả đàn ông và phụ nữ có quan hệ T*nh d*c đều bị bệnh này tại một số thời điểm nào đó trong đời. Nhóm của Francoir Barre-Sinoussi đã tìm ra nguyên nhân gây ra AIDS. Nghi ngờ đây có thể là một retrovirus, nhóm đã tìm thấy virut này khi mổ xẻ hạch bạch huyết của một người mắc AIDS.

Theo Barre-Sinoussi, HIV (Human immunodeficiency virus) gây căn bệnh nan y không thể chữa khỏi, đây là bệnh của hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virut suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Khi bệnh tiến triển, nó ảnh hưởng ngày càng nhiều đến hệ miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng như các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u.

Francoise Barre-Sinoussi sinh ngày 30/7/1947 tại Paris. Công trình khám phá ra HIV được thực hiện vào năm 1983 và 15 năm sau cùng với 2 nhà khoa học khác - Luc Montagnier và Harald zur Hausen. Bà đã được Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển trao Giải Nobel S*nh l* và y khoa vì thành tựu này. Francoise Barre-Sinoussi bảo vệ bằng tiến sĩ tại Đại học Khoa học Paris (Faculté des sciences de Paris) năm 1974 và trở thành nghiên cứu viên tại INSERM từ năm 1975. 5 năm sau khi tìm ra HIV, năm 1988, bà chuyển sang nghiên cứu vắc-xin ngừa HIV tại Viện Pasteur Paris.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), HIV xem như là đại dịch. HIV lây truyền chủ yếu qua quan hệ T*nh d*c không an toàn (bao gồm cả quan hệ T*nh d*c qua đường hậu môn và thậm chí bằng miệng), qua việc truyền máu từ nguồn đã bị nhiễm bệnh, qua dùng chung kim tiêm và từ mẹ sang con: Trong khi mang thai, khi sinh (lây truyền chu sinh) hoặc khi cho con bú. Một số chất dịch của cơ thể như nước bọt và nước mắt không lây truyền HIV.

Mặc dù Thu*c kháng retrovirus (ARV) không có sẵn, nhưng việc mở rộng các chương trình điều trị bằng ARV có thể kéo dài tuổi thọ của người bị nhiễm HIV. Thậm chí khi HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với những triệu chứng đặc trưng thì việc điều trị bằng kháng retrovirus cũng có thể kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ước tính trung bình trên 5 năm (thống kê năm 2005) so với 1 năm nếu không dùng Thu*c.

Ngọc Anh

(theo Listverse)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/phat-minh-y-hoc-do-phu-nu-chu-xuong-n154482.html)
Từ khóa: phát minh y học

Chủ đề liên quan:

phát minh y học phụ nữ y học

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY