Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Phẫu thuật cứu sản phụ bị rối loạn nhịp tim hiếm gặp

(MangYTe)- Sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ sinh bị block nhĩ thất độ 3 hiếm gặp, nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ trụy mạch và ngưng tim rất cao.

Sáng 15-1, thông tin từ bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ cho biết nơi đây vừa phẫu thuật lấy con thành công cho một sản phụ mắc bệnh rối loạn nhịp tim chậm mức độ nặng.

Trước đó, sản phụ nguyển thị thuý anh (25 tuổi, ngụ tỉnh hậu giang) nhập viện trong tình trạng thai 39 tuần 2 ngày, có dấu hiệu chuyển dạ, sản phụ bị block nhĩ thất độ iii, nhịp tim chậm (40-48 lần/phút).

Nhận định đây là trường hợp có bệnh phối hợp phức tạp nên các bác sĩ đã tổ chức hội chẩn bv với các chuyên khoa. chỉ định phẫu thuật cấp cứu với điều kiện bắt buộc đặt máy tạo nhịp tạm thời trước để đảm bảo an toàn.

Hiện sức khỏe sản phụ đã phục hồi tốt, nhịp tim ổn định. Ảnh: BVCC

Theo bs.ck2 trần huỳnh đào, trưởng khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức, block nhĩ thất độ 3 là mức độ cao nhất trong các rối loạn dẫn truyền nhịp tim. điều này làm cho tim không thể bóp đủ tần số nhằm cung cấp đủ máu đến các cơ quan khác, dễ dẫn đến ngất và Tu vong.

Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh nhân có nguy cơ bị đột tử ngưng tim bất cứ lúc nào. trường hợp của sản phụ anh có nguy cơ trụy mạch và ngưng tim trên bàn mổ rất cao.

Sau khi thực hiện đặt máy tạo nhịp tạm thời, nhịp tim bệnh nhân tăng lên 60 lần/phút, đảm bảo an toàn cho cuộc phẫu thuật. ngày sau đó, êkíp đã tiến hành phẫu thuật cho sản phụ và lấy ra thành công bé trai nặng 2,6kg. 

Theo  bsck2 phạm thanh phong - phó giám đốc chuyên môn - giám đốc trung tâm tim mạch bv đa khoa trung ương cần thơ, block nhĩ thất độ 3 là một dạng rối loạn nhịp hiếm gặp và khởi phát block nhĩ thất độ 3 trong thai kì lại càng hiếm gặp. 

Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là mệt mỏi, nặng đầu, đau đầu, đánh trống ngực, khó thở và ngất. Nếu bệnh nhân có thai có thể bị sẩy thai, thai ch*t lưu hoặc dị tật bẩm sinh cho thai, tăng nguy cơ Tu vong khi chuyển dạ cho cả mẹ và con.

Đáng chú ý, có gần 1/3 người bị block nhĩ thất độ 3 không có triệu chứng lâm sàng, dẫn đến việc bệnh nhân không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán trễ. 

HẢI DƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/phau-thuat-cuu-san-phu-bi-roi-loan-nhip-tim-hiem-gap-883974.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY