Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Phòng, chống COVID-19 cho trẻ nhỏ: Thắt chặt “vành đai an toàn” từ xa

Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp, các bệnh viện trên toàn địa bàn tp.hcm đang tăng cường các biện pháp phòng chống. Không chỉ nâng cao bảo vệ đối tượng nguy cơ cao là người cao tuổi, tại các bệnh viện nhi, các biện pháp bảo vệ trẻ nhỏ cũng được tăng cường.

Rà soát bệnh nhi đến từ các vùng dịch

Tại bệnh viện (bv) nhi đồng 2 tp.hcm, công tác kiểm soát phòng chống covid-19 vẫn luôn được thực hiện nghiêm chỉnh. tại cổng chính bệnh viện, từ sáng sớm phụ huynh và trẻ nhỏ được nhân viên y tế hướng dẫn xếp hàng, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay và khai báo y tế.

Đối với những bệnh nhi và thân nhân không có các yếu tố dịch tễ, không đến từ các vùng dịch được công bố trong và ngoài nước, các vùng đang thực hiện giãn cách xã hội được dán phiếu “đã sàng lọc” để tiếp tục vào các khoa khám bệnh, điều trị. Trường hợp có yếu tố dịch tễ kèm theo yếu tố nguy cơ (đến từ các vùng dịch) sẽ được cách ly, theo dõi sức khỏe ngay tại bệnh viện.

Chị Trần Thị Y (SN 1993, ngụ huyện Trảng Bom, Đồng Nai) cùng 2 con nhỏ (bé lớn 5 tuổi, bé nhỏ 3 tuổi) đang được cách ly ở ngày thứ 5 tại phòng cách ly thuộc Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2. Chị Y cho biết, chị quê ở tỉnh Thái Bình. Ngày 5/8 vợ chồng chị cùng 2 con và người thân từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đi máy may đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), sau đó mới từ Hà Nội đón xe khách để về Thái Bình. Ngày 15/8, vợ chồng chị cùng 2 con lại trở về Hà Nội, từ sân bay Nội Bài để đi máy bay đến sân bay Tân Sơn Nhất và trở về Đồng Nai. Trước khi về quê hai con của chị đã bị sốt, cháu nhỏ có tiền sử co giật. Trong 10 ngày ở quê, bé 3 tuổi cũng bị sốt 2 lần. Sau khi trở lại Đồng Nai, ngày 21/8, cả hai con của chị có biểu hiện sốt trở lại, kèm theo đỏ rát họng, phải đưa đến BV Nhi đồng 2 để khám. Ngay sau đó, chị Y và hai con được hỗ trợ cách ly, theo dõi sức khỏe.

Phòng, chống COVID-19 cho trẻ nhỏ
Trẻ nghi nhiễm COVID-19 đang được cách ly theo dõi sức khỏe tại BV Nhi đồng 2, TP.HCM

Chị Y kể: “Ở đây, một mình tôi không thể chăm cả 2 bé cùng một lúc nên tôi đã nhờ chị gái vào giúp đỡ. Con tôi được cách ly theo dõi sức khỏe ở 2 phòng. Mỗi ngày các bác sĩ đều đến kiểm tra thân nhiệt của chị em tôi và các con. Chúng tôi được đảm bảo từ việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh hoạt cá nhân. Ngày hôm qua, cả hai bé mới được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính”.

BS.CKII Đỗ Châu Việt - Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2 cho biết, cùng với trường hợp mẹ con chị Y, tại phòng cách ly thuộc Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2 đã hỗ trợ cách ly, theo dõi sức khỏe cho nhiều bệnh nhi và cha mẹ. Hầu hết các trường hợp được cách ly đều có yếu tố dịch tễ và yếu tố nguy cơ.

Không chỉ tại Khoa Nhiễm có khu cách ly riêng bắt buộc, tại mỗi khoa trong BV đều có phòng cách ly riêng tạm thời. Nếu từ cổng kiểm soát hoặc từ khoa khám bệnh bỏ sót trường hợp nghi ngờ, tại các khoa điều trị nội trú các bác sĩ tiếp tục sàng lọc và chuyển đến phòng cách ly tạm thời của khoa, sau đó liên hệ với Khoa Nhiễm để chuyển đến cách ly, tránh trường hợp bỏ sót ca bệnh phát tán virus trong nội khoa.


Những trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh sẽ được cách ly đủ 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm 2 lần. Trường hợp trẻ đã về từ vùng dịch quá 14 ngày sẽ được xét nghiệm 1 lần, nếu cho kết quả âm tính sẽ được rời khỏi phòng cách ly. Được biết, cho đến nay tất cả các mẫu xét nghiệm của trẻ được cách ly đều âm tính.

1 trẻ nhiễm COVID-19 có thể là F0 của chùm ca bệnh

Theo BS.CKII Đỗ Châu Việt, đối với trẻ mắc COVID-19, biểu hiện bệnh cũng giống như ở người lớn, có triệu chứng điển hình về đường hô hấp như: sốt, ho, sổ mũi, đau ngực, khó thở. Tuy nhiên, triệu chứng khác so với người lớn là trẻ em có thể có có thêm các triệu chứng về tiêu hóa như: ói mửa, tiêu chảy, hoặc có những trường hợp không có triệu chứng.

Từ đầu mùa dịch COVID-19 đến nay, đã ghi nhận một số trường hợp bệnh nhi mắc bệnh, tất cả trường hợp đều ở tình trạng nhẹ. Theo BS Việt, có thể đưa ra một số giả thuyết, như: ở trẻ em, các cơ quan: gan, thận, phổi… đang phát triển khỏe mạnh, trường hợp nhiễm bệnh sức chống chịu của trẻ vẫn ở mức cao, khó diễn tiến nặng. Đối với người lớn tuổi, các cơ quan tạng đã suy yếu dần, đồng thời mắc nhiều bệnh lý mạn, nếu nhiễm virus “bệnh sẽ chồng bệnh”, khiến tình trạng diễn tiến nặng và nguy cơ Tu vong cao.

Trẻ nhiễm covid-19 được ghi nhận tình trạng nhẹ hơn so với người lớn, tuy nhiên điều trị cho trẻ cũng gặp những khó khăn. đối với người lớn, bên cạnh hỗ trợ của y tế, có thể tự chăm sóc cá nhân, đối với trẻ nhỏ, trường hợp mắc bệnh nặng sẽ được chăm sóc y tế toàn bộ, trẻ có tình trạng nhẹ buộc phải có người thân chăm sóc, người chăm sóc trẻ nhiễm bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm.

Ở nhóm trẻ nhỏ tuổi, chủ yếu sinh hoạt tại nhà, trường hợp phát hiện trẻ bị bệnh có thể kéo theo chùm ca bệnh. trẻ có thể lây bệnh từ người lớn, do đó cần tăng cường điều tra dịch tễ đối với những người xung quanh trẻ, người lớn từ vùng dịch trở về.

Phòng, chống COVID-19 cho trẻ nhỏ
Khu cách ly cho trẻ nghi nhiễm COVID-19 tại Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2 TP.HCM

Trong số trường hợp trẻ bị các bệnh về đường hô hấp, có khoảng 10% trường hợp sẽ diễn tiến nặng: viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp… Tùy mức độ có thể để lại các hậu quả suy gan, suy thận, suy tim. Nếu nhiễm COVID-19 tình trạng dễ diễn tiến nặng hơn. BS Việt khuyến cáo: “Đối với những trường hợp này nên phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh để chặn các diễn tiến nặng. COVID-19 hiện không có Thu*c đặc trị nên việc điều trị hỗ trợ rất quan trọng. Trẻ bị suy hô hấp cần được giúp thở, suy tim cần hỗ trợ tim, lọc máu ECMO sẽ giúp vượt qua được giai đoạn nặng.

Ở những trường hợp nhẹ, nhỏ tuổi, trẻ không biết làm vệ sinh cá nhân như khạc đàm, hỉ mũi tống những chất có virus ra ngoài, nên lượng virus vẫn nằm lẩn quẩn trong khu vực hầu họng, mũi, miệng, do đó người lớn cần hỗ trợ xịt rửa, bơm rửa nước muối, súc họng cho trẻ mỗi ngày.

BS.CKII ĐỖ CHÂU VIÊT - TRƯỞNG KHOA NHIỄM, BV NHI ĐỒNG TP.HCM:


BS.CKII Đỗ Châu Việt- Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2 đưa ra các khuyến cáo phòng bệnh COVID-19 cho trẻ

COVID-19 hiện không có Thu*c đặc trị, nên việc điều trị hỗ trợ rất quan trọng
“Trong số trường hợp trẻ bị các bệnh về đường hô hấp, có khoảng 10% trường hợp sẽ diễn tiến nặng: viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp… Tùy mức độ có thể để lại các hậu quả suy gan, suy thận, suy tim. Nếu nhiễm COVID-19 tình trạng dễ diễn tiến nặng hơn. Đối với những trường hợp này nên phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh để chặn các diễn tiến nặng. COVID-19 hiện không có Thu*c đặc trị, nên việc điều trị hỗ trợ rất quan trọng. Trẻ bị suy hô hấp cần được giúp thở, suy tim cần hỗ trợ tim, lọc máu ECMO sẽ giúp vượt qua được giai đoạn nặng.
Ở những trường hợp nhẹ, nhỏ tuổi, trẻ không biết làm vệ sinh cá nhân như khạc đàm, hỉ mũi tống những chất có virus ra ngoài, nên lượng virus vẫn nằm lẩn quẩn trong khu vực hầu họng, mũi, miệng, do đó người lớn cần hỗ trợ xịt rửa, bơm rửa nước muối, súc họng cho trẻ mỗi ngày.

THU THƯƠNG

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5f603b17f8ec6efb68327c92)

Tin cùng nội dung

  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Virus hợp bào hô hấp RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh
  • Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY