Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Phòng lây nhiễm chéo, xem xét cấp Thuốc điều trị tại nhà cho bệnh nhân

Có thể kê đơn, dự trữ Thuốc điều trị trong thời gian phòng chống dịch nhằm đảm bảo công tác điều trị cho người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, ngày 20/3/2020, Bộ Y tế đã có văn bản 1445/BYT-KCB chỉ đạo về việc kê đơn, dự trữ Thuốc điều trị trong thời gian phòng chống dịch nhằm đảm bảo công tác điều trị cho người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày.

Theo đó, bác sĩ, y sĩ kê đơn Thuốc căn cứ vào tình trạng người bệnh có thể kê số lượng Thuốc sử dụng trong đơn cho người bệnh là người cao tuổi, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày không quá 3 tháng. Cơ sở khám chữa bệnh phải cung cấp số điện thoại cho người bệnh để liên hệ khi cần thiết. Việc kê đơn Thuốc này chỉ thực hiện trong thời gian phòng chống dịch bệnh, khi hết thời gian công bố dịch thực hiện theo quy định hiện hành.

Cơ sở khám chữa bệnh căn cứ vào số lượng người bệnh đến khám và điều trị tại cơ sở để mua dự trữ Thuốc, chú trọng các Thuốc điều trị chuyên khoa tim mạch, đái tháo đường, huyết áp...Tổ chức khám bệnh và kê đơn, cấp phát Thuốc cho người bệnh tại trạm y tế xã, phường.

Cùng ngày, Cục quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản hỏa tốc số 338/KCB-NV gửi các cơ sở khám chữa bệnh yêu cầu triển khai các biện pháp hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên y tế và giữa các người bệnh trong cơ sở khám chữa bệnh.

Cũng liên quan đến hai nữ điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai vừa được phát hiện dương tính với Covid-19, nhiều người lo lắng nguy cơ lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám chữa bệnh. Nhưng qua rà soát xác định đây hoàn toàn không phải là trường hợp lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Nhưng theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm – thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho biết, nguy cơ lây nhiễm chéo có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất cứ loại bệnh nào. Đó là sự lây truyền vi khuẩn hoặc virus giữa người với người, từ dụng cụ, thiết bị y tế sang người hoặc có thể xảy ra bên trong cơ thể. Nguy cơ lây nhiễm chéo đáng sợ nhất có thể kể đến khi người bệnh vào bệnh viện mà không được phát hiện, kiểm soát triệt để.

Nhận thấy nguy cơ lây nhiễm đối với nhân viên y tế là tiềm ẩn, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức tập trực tuyến, phổ biến biện pháp phòng chống lây nhiễm chéo. Trong các chuyến kiểm tra cơ sở khám chữa bệnh, lãnh đạo Bộ Y tế thường xuyên nhắc nhở phải hết cảnh giác, có chế độ phân luồng với người đi khám.

Để hạn chế lây nhiễm chéo, các cơ sở khám chữa bệnh phải kiểm soát "đầu vào" của người vào viện. Nhiều bệnh viện đang thực hiện đo thân nhiệt như ở sân bay, phát khẩu trang cho bệnh nhân và người nhà chăm sóc bệnh nhân. Điều vô cùng quan trọng là phải cung cấp đầy đủ các dụng cụ bảo hộ, trang thiết bị y tế cho nhân viên y tế.

Trong tình hình dịch bệnh chưa biết thời gian sẽ kết thúc, các cơ sở khám chữa bệnh phải đảm bảo công tác điều trị cho người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày. Đồng thời giảm lượng người đến khám tại các cơ sở y tế, trường hợp đặc biệt có thể tổ chức cấp phát Thuốc tại nhà.

Tích cực thực hiện hình thức đặt hẹn khám bệnh qua internet, đảm bảo người bệnh ngồi chờ khám cách xa nhau khoảng cách từ 2m trở lên. Điều trị tích cực để rút ngắn thời gian điều trị nội trú, giữ khoảng cách giữa các giường bệnh từ 2m trở lên.

Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm từ người sang người, mỗi người đều phải có ý thức bảo vệ bản thân, cộng đồng. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần với người bệnh, rửa tay bằng xà bông, tránh dụi tay vào mắt, mũi miệng, vệ sinh khử trùng các bề mặt của vật dụng hay tiếp xúc..., đó là những việc đơn giản ai cũng có thể làm được.

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/phong-lay-nhiem-cheo-xem-xet-cap-thuoc-dieu-tri-tai-nha-cho-benh-nhan-20200322113812619.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY