Tâm sự hôm nay

Phụ nữ trở thành phương tiện sản xuất và hàng hóa?

Ông Lê Minh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) mới đây phát biểu với truyền thông...
Ông Lê Minh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) mới đây phát biểu với truyền thông: ...“Hà Nội đi sau để học hỏi dần chứ chưa thể áp dụng được ngay. Chúng tôi đang thực hiện từng bước rất thận trọng”, để nói về vấn đề hợp thức hóa nghề M*i d*m. Người viết bài này quả thật cũng cho rằng vấn đề này cần hết sức thận trọng.

Có thể khi đưa ra ý tưởng này, tác giả đã có một ý tốt, để tạo khung pháp lý được luật chế tài quản lý một nghề nhạy cảm mà lâu nay như một vấn đề “tệ nạn” nhức nhối chưa có biện pháp nào hữu hiệu, mang lại nhiều hậu quả và hệ lụy nghiêm trọng đến an ninh trật tự xã hội và lung lay nền tảng hạnh phúc gia đình. Cũng có thể tác giả ý tưởng này đã “rút kinh nghiệm” từ những thực tế ở một số quốc gia xem “M*i d*m” là một nghề công khai, có thuế môn bài để thu hút du lịch. Nhưng có lẽ tác giả ý tưởng này “quên” là Việt Nam có những phạm trù văn hóa, đạo đức và nhân phẩm người phụ nữ khác biệt với các quốc gia khác.

Và hơn nữa, Việt Nam hiện tại chưa phải là quốc gia phát triển đủ mạnh về mọi mặt để có thể quản lý hay điều hành một nghề nhạy cảm mang tên “M*i d*m” và “mãi dâm”.

Nhưng khi ý tưởng về một “khu đèn đỏ” để hợp pháp hóa cái nghề “dưới đáy” xã hội này, không biết có phải là sự bất công và bất nhẫn với tất cả những người phụ nữ “trót” hành nghề M*i d*m trước đó đã bị đưa vào trường phục hồi nhân phẩm?

Và những gì mà ở ngôi trường này đã giáo dục những người phụ nữ về đạo đức truyền thống, về nhân phẩm con người, về nhân cách của người phụ nữ Việt để mong họ hoàn lương thành người phụ nữ trong sạch, là những nhân tố tốt đẹp của xã hội, góp phần xây dựng xã hội yên bình…, sẽ trở thành vô nghĩa?

Khi đã lập “khu đèn đỏ” có nghĩa là hợp pháp hóa nghề “M*i d*m”, “mãi dâm”, không có chuyện “cho không, biếu không”. Mà đã là nghề thì phải có phương tiện sản xuất, có sản phẩm đầu ra..., đều là thân xác người phụ nữ. Biến người phụ nữ thành một món hàng đặc biệt.

Nghề thì phải có cung và cầu và làm sao bảo đảm không có chuyện buôn bán người, vì người đã là hàng hóa rồi. Mà buôn bán người thực chất là một hành vi tàn bạo và đã bị liệt vào tội ác, thuộc vào thời sơ khai của kinh tế thị trường, buôn bán nô lệ, dùng để lao động trong các nông trang, công xưởng...

Và những người phụ nữ hành nghề ở “khu đèn đỏ”, trong một xã hội như ở Việt Nam vẫn xem trọng đạo đức truyền thống, vẫn có cái nhìn khắt khe với những người phụ nữ “làm gái”, thử hỏi họ sẽ sống như thế nào khi bước chân ra khỏi “khu đèn đỏ”?

Hơn nữa, khi đã hợp thức hóa là một nghề, nghĩa là sẽ phải có thuế thu nhập, vì đây là một nghề kinh doanh mua - bán, có doanh thu. Và nghĩ làm sao khi cầm trên tay những đồng tiền thuế bằng chính sự bán thân xác của người phụ nữ làm ra?

Lập “khu đèn đỏ” là tiếp tay làm băng hoại đạo đức

Không thể thấy người ta làm gì rồi mình bắt chước làm theo. Người ta lập “khu đèn đỏ” là khi đã xây dựng một hệ thống luật định thống nhất và vững chắc, có những khuôn khổ nhất định được và không được làm gì trong khi hành nghề M*i d*m. Nếu vi phạm, xem như là tội hình sự và phải chịu những án phạt theo luật định.

Và ngay cả ở những quốc gia cho phép hoạt động những “khu đèn đỏ” thì họ vẫn luôn có những khuyến cáo về mặt đạo đức, vẫn không khuyến khích những nơi này làm ăn phát đạt, vẫn luôn có những nhà hoạt động xã hội, những tổ chức phi chính phủ vì sự bình đẳng giới khuyên các cô gái hành nghề ở khu này bỏ nghề.

Ở Việt Nam, xã hội hiện tại đang du nhập rất nhiều thứ sản phẩm vật chất và phi vật chất của các quốc gia trong khái niệm “toàn cầu hóa”, “thế giới phẳng”..., mà chưa có một sự chọn lọc cái tốt cái xấu một cách rõ ràng. Tạo nên một xã hội đương đại có quá nhiều xáo trộn, nhộn nhạo, kéo theo sự xuống dốc đạo đức ở không ít bộ phận giai tầng trong xã hội.

Vấn đề M*i d*m cũng là một ung nhọt tệ nạn xã hội lan tràn, không chỉ là ở hạng rẻ tiền, phổ thông kiểu “gái đứng đường”, hay những tụ điểm karaoke, nhà massage, nhà nghỉ..., mà tới những “thượng tầng” kiểu “đại gia - chân dài” với rất nhiều biến tướng ở giới “kiều nữ” có tên tuổi, người của công chúng.

Lập ra “khu đèn đỏ”, hợp pháp hóa nghề “M*i d*m”, ai là người có thể lường được hết những hậu quả một khi khu này hoạt động công khai. Bởi không thể nhân danh một phạm trù y học, S*nh l*, tâm lý, mà đơn thuần là thú vui của những kẻ có vấn đề về đạo đức, về nhân cách..., mới tìm tới đây mua dâm.

Ai có thể thống kê được nếu lập ra “khu đèn đỏ” sẽ có bao nhiêu người phụ nữ bán thân, hủy hoại cuộc đời qua những cuộc mua bán xác thịt, chưa kể bệnh tật truyền nhiễm nguy hiểm lây qua đường T*nh d*c có nguy cơ biến “khu đèn đỏ” thành ổ bệnh lây nhiễm ra ngoài cộng đồng?

Và có nhà xã hội học nào có thể thống kê rồi sẽ có bao nhiêu gia đình bị đe dọa sự bình yên, hạnh phúc trong ngôi nhà mình, khi ông chồng vui vẻ tìm đến “khu đèn đỏ”, hay có người vợ hành nghề trong “khu đèn đỏ”? Bao nhiêu đứa trẻ sẽ không có cha trong “khu đèn đỏ”? Bao nhiêu thai nhi chưa kịp chào đời đã vĩnh viễn biến mất trên cõi đời?...

Không thể vì chưa có phương pháp hữu hiệu để quản lý mà hợp thức hóa một vấn đề nhức nhối trong xã hội, mặc kệ những hệ lụy của nó như thế nào.

Minh Châu

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phu-nu-tro-thanh-phuong-tien-san-xuat-va-hang-hoa-5715.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY