Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm thần hôm nay

Phụ thuộc Thuốc gây nghiện: opioid M* t*y

Để điều trị những trường hợp quá liều hoặc nghi quá liều có thể dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch, nếu quá liều thì kết quả sẽ thể hiện rõ rệt trồng vòng 2 phút

Các chế phẩm có Thuốc phi*n (opioid) thuật ngữ “opioid” hoặc "các Thuốc gây nghiện" (narcotics) có thể được sử dụng thay thế lẫn nhau vả bao gồm các Thuốc có tác dụng giống morphin. Nhóm này bao gồm nhóm các dẫn xuất tự nhiên từ Thuốc phi*n (các opiat), các chế phẩm tổng hợp (các opioid) và nhiều loại polypeptid, trong số này có những loại được xem như chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên. Thuốc gây nghiện cơ bản nhất là heroin (được điều chế từ morphin). Heroin là dạng Thuốc cấm sử dụng. Những Thuốc gây nghiện thông thường khác chỉ được phép dùng theo kê đơn, khác nhau về tiềm năng công dụng trong một miligam, khoảng thời gian tác dụng và khả năng chủ vận và đối kháng. Tất cả các Thuốc giảm đau gây ngủ đều có thể bị đảo chiều do naloxon đối kháng gây ngủ.

Các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của ngộ độc Thuốc gây nghiện mức nhẹ bao gồm độ thay đổi cảm xúc kèm theo những cảm giác sảng khoái bệnh lí; cảm giác buồn ngủ, buồn nôn kèm theo thỉnh thoảng có nôn; đom đóm mắt, co đồng tử. Tỉ lệ hít heroin tăng cao, nhất là những người sử dụng cocain. Sự trùng hợp đó cùng với giảm cơ hội tìm kiếm methaqualon (không còn bán nữa) và các Thuốc an dịu khác đã đẩy liều cocain lên "cao”. Dùng quá liều sẽ gây ra ức chế hô hấp, giãn mạch ngoại vi, đồng tử thu hẹp, phù phổi, hôn mê và Tu vong.

Cần phải đặc biệt chú ý đến sự phụ thuộc Thuốc khi tiếp tục sử dụng Thuốc ngủ, dù trạng thái cai chỉ gây ra Tu vong ở mức độ thấp (chỉ giống như “cúm” ở mức độ nặng). Đôi khi người nghiện tự xem mình là nghiện hơn vả bản thân họ không cần phải được cai. Trạng thái cai được chia thành các mức độ từ 0 đến 4: mức 0 bao gồm thèm và lo âu; mức 1 - ngáp, chảy nước mắt, sổ mũi và vã mổ hôi; mức 2 - các triệu chứng trước đó cộng thêm giảm đồng tử, lông, tóc dựng ngược, chán ăn, run, các cơn nóng lạnh kèm theo đau lan toả; mức 3 và 4 - các triệu chứng trên có cường độ cao hơn, cộng thêm tăng thân nhiệt, tăng huyết áp, mạch nhanh thở nhanh, sâu. Phần lớn những trường hợp nghiện nặng, khi vào trạng thái cai đều có nôn, ỉa chảy, sút cân, máu cô đặc, xuất tinh hoặc cực khoái tự phát. Những biến chứng do dùng heroin thường có nhiễm khuẩn (ví dụ viêm phổi, viêm tắc mạch nhiễm khuẩn, viêm gan và nhiễm HIV do dùng chung kim tiêm), các hậu quả của sang chấn (ví dụ, cơn co thắt động mạch do tiêm Thuốc, hoại thư) và phù phổi.

Để điều trị những trường hợp quá liều hoặc nghi quá liều có thể dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch, nếu quá liều thì kết quả sẽ thể hiện rõ rệt trồng vòng 2 phút. Do khoảng thời gian tác dụng của naloxon ngắn hơn nhiều so với Thuốc gây nghiện nên người bệnh phải được theo dõi sát. Cần phải điều trị nội trú, chăm sóc hỗ trợ, dùng nhắc lại naloxon và theo dõi trạng thái cai do Thuốc khác cho đến khi nào thấy không cần thiết.

Trạng thái cai cần phải bắt đầu điều trị khi ở vào mức 2. Nếu cần có chương trình cai thì có thể dùng methadon, 10 mg uống (nếu bệnh nhân nôn thì dùng ngoài đường tiêu hoá) và theo dõi. Nếu các dấu hiệu (dựng lông, tóc, giãn đồng tử, những thay đổi tim mạch) kéo dài trên 4 - 6 giờ thì phải dùng nhắc lại 10 mg; tiếp tục dùng methadon với khoảng cách 4 hoặc 6 giờ cho đến khi hết các dấu hiệu (ít khi phải dùng trên 40 mg methadon trong 24 giờ). Chia đôi lượng Thuốc cần dùng trong 24 giờ đầu thành và dùng cách 12 giờ/lần. Mỗi ngày lại giảm liều (24 giờ) xuống 5 - 10 mg. Như vậy đối với người nghiện vừa, cần liều methadon khởi đầu 30 - 40 mg thì có thể cai được sau 4 - 8 ngày. Có thể dùng thêm clonidin 0,1 mg vài lần/ngày, trong khoảng 10 - 14 ngày sẽ hỗ trợ tốt cho sự giải độc của methadon; không cần phải giảm liều từ từ. Clonidin còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng tim mạch song không mấy tác dụng đối với lo âu, mất ngủ hoặc đau lan toả. Có thể có hội chứng ỳ trệ về chuyển hoá, hô hấp và thay đổi huyết áp kéo dài từ 3 - 6 tháng.

Những chiến lược để lựa chọn trong việc điều trị trạng thái cai opioid bao gồm những kĩ thuật giải độc nhanh và cực nhanh. Trong kĩ thuật giải độc nhanh, trạng thái cai bị thúc đẩy bởi các đối kháng opioid do sự duy trì naltrexon. Trong giải độc cực nhanh, giải quyết trạng thái cai là các đối kháng opioid do gây mê trong bệnh viện. Cho đến nay người ta vẫn chưa rõ ảnh hưởng của giải độc nhanh so với phương pháp truyền thống lên tỉ lệ tái phát.

Chương trình duy trì methadon cũng có giá trị nhất định đối với những trường hợp tái nghiện nhiều lần. Dùng methadon liều tương đối cao (40 - 120 mg/ngày), giám sát chặt đối với nghiện Thuốc gây nghiện có thể giải toả được cơn thèm và phong toả những tác dụng của heroin ở mức độ cao.

Các đối kháng Thuốc gây nghiện (ví dụ, naltrexon) cũng được dùng để điều trị cho những người không dùng opioid trong 5 - 7 ngày. Naltrexon phong toả khả năng gây nghiện cao của heroin với liều lượng 50 mg/24 giờ, đường uống trong vài ngày và sau đó 100 mg với khoảng cách 48 - 72 giờ. Chống chỉ định chính là những rối loạn về gan. Việc tuân thủ điều trị có khuynh hướng kém một phần là vì rối loạn khí sắc có thể dai dẳng sau khi dừng opioid.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantamthan/phu-thuoc-thuoc-gay-nghien-opioid-ma-tuy/)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Nghiện game là một tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY