Cùng với nicotin và rượu, caffein cũng là một trong những chất được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Hàng năm, loài người tiêu dùng khoảng 10 tỉ pao (tức là vào khoảng 4,5 nghìn tấn) cà phê (loại có hàm lượng caffein cao nhất). Chè, coca và các đồ uống có coca cũng góp phần làm tăng lượng caffein con người sử dụng. Liều thấp và trung bình (30 - 200 mg/ngày) có xu hướng cải thiện một số khía cạnh hoạt động (ví dụ, sự tĩnh táo). Hàm lượng caffein trung bình có trong một tách đồ uống (180 ml) như sau: cà phê phin 80 - 140 mg; cà phê hòa tan: 60 - 100 mg; cà phê loại caffein: 1 - 6mg; chè đen: 30 - 80 mg; chè túi lọc: 25 - 75 mg; chè hòa tan: 30 - 60 mg; coca: 10 - 50 mg; các đồ coca uống loại 12 auxơ: 30 - 65 mg; kẹo socola loại 2 auxơ chiếm khoảng 20 mg. Một số loại chè thảo dược (ví dụ “sâm buổi sáng”) cũng chứa caffein. Các Thu*c giảm đau chứa caffein thường có khoảng 30 mg/đơn vị. Các triệu chứng ngộ độc caffein (thường khi vượt quá 500 mg/ngày) gồm lo âu, kích động, bồn chồn, mất ngủ và cảm giác bị “dẫn điện” và có các triệu chứng cơ thể nhất là tim hoặc đường dạ dày - ruột. Có nhiều điểm giống nhau giữa ngộ độc caffein và rối loạn lo âu. Một điểm chung khác giữa caffein và các chất kích thích khác là chúng lại làm nặng thêm các triệu chứng của tâm thần phân liệt bù trừ và bệnh nhân hưng - trầm cảm. Những bệnh nhân bị trầm cảm dai dẳng thường uống cà phê để tự điều trị. Dấu hiệu này có thể giúp chẩn đoán phân biệt với các rối loạn cảm xúc đơn thuần. Cai caffein (> 250 mg/ngày) có thể gây ra đau đầu, kích thích, ngủ lịm và đôi khi có buồn nôn.
Nguồn: Internet.Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới cà phê Các biện pháp các cơ caffein chẩn đoán chống dịch dịch covid dự kiến khỏi bệnh mắc mới nâng cấp sở y tế thêm ca mắc Thêm ca mắc mới