Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm thần hôm nay

Các rối loạn tâm thần ở người cao tuổi: chẩn đoán và điều trị

Hội chứng tâm thần phổ biến nhất ở người già là sa sút trí tuệ (hội chứng não thực thể) với các mức độ khác nhau.

Có ba yếu tố trong quá trình lão hoá là sinh học, xã hội và tâm lý.

Những biến đổi sinh học phức tạp phụ thuộc vào các đặc điểm di truyền (cha mẹ có tuổi thọ cao thì khả năng con cái cũng có tuổi thọ cao), dinh dưỡng, suy giảm chức năng giác quan như nghe hoặc nhìn, bệnh tật, chấn thương và lối sống. Có sự tương quan rõ rệt giữa mất thính lực và ý tưởng paranoid ở người già (xem hội chứng não thực tổn). Khi một người lão hoá, những rối loạn tương đối nhẹ hoặc sự kết hợp của các rối loạn có thể gây ra những thiếu hụt về nhận thức và đáp ứng cảm xúc. Nghi bệnh thường là cơ chế bù trừ đối với sự suy giảm chức năng (ví dụ, ám ảnh về chức năng đường ruột).

Các yếu tố xã hội xuất phát từ stress, kết nối giữa công việc, gia đình và cộng đồng. Bất kì một lĩnh vực nào trong số này bị đảo lộn cũng đều gây ra hiện tượng “trông trải” và hẫng hụt mà người cao tuổi phải trải qua như cái ch*t của bạn bè thân thiết, con cái tách riêng, xung quanh trở nên xa lạ hơn. Nghỉ hưu cũng là một sự đảo lộn cơ bản trong cấu trúc cuộc sống vốn đã được thiết lập khá bền vững của mỗi cá nhân. Điều này là stress rất lớn đối với những cá nhân đã tận tuy với công việc, hy sinh một số lợi ích, sở thích khác; sự mất mát đột ngột như vậy tạo ra sự trông vắng không dễ gì bù đắp được. Những trách nhiệm mới, ví dụ, chăm sóc người bạn đời bị sa sút tâm thần càng dễ dẫn đến trầm cảm.

Sự xa lánh trí tuệ của người già thường liên quan đến giảm tính tự trọng, cái dựa trên sự bấp bênh về kinh tế của tuổi già kèm theo mất dần tính độc lập, ý thức được ngày càng rõ sự giảm sủt về thể lực và tâm trí, cô đơn, sợ cái ch*t đến gần. Quá trình già thường ít được chấp nhận. Giảm hấp dẫn về thể lực dù là thực tế hay tưởng tượng cũng có khả năng gây chấn thương mà phẫu thuật tạo hình chỉ giảm nhẹ trong một thời gian. Sự hấp dẫn về T*nh d*c và cơ thể cũng tạo ra stress trong lĩnh vực văn hoá, những điều này thật khó đối với một số người chấp nhận sự thay đổi.

Biểu hiện lâm sàng và biến chứng

Hội chứng tâm thần phổ biến nhất ở người già là sa sút trí tuệ (hội chứng não thực thể) với các mức độ khác nhau. Ý tưởng loạn thần (thường là paranoid) có thể cùng tồn tại với sa sút trí tuệ. Ở mức độ nhẹ, người bệnh thường ý thức được các thiếu hụt nhận thức và trở nên trầm cảm, về những mất mát chức năng hiện hữu đang đe doạ. Trầm cảm sau đó có thể được khuyếch đại biểu hiện suy giảm nhận thức.

Trầm cảm bộc lộ thường có kèm theo những phàn nàn về cơ thể và cũng thường liên quan đến những thay đổi trong cuộc sống (80% số người trên 65 tuổi thường có những vấn đề về sức khoẻ). Nghiện rượu chiếm khoảng 15 % số bệnh nhân cao tuổi có các triệu chứng tâm thần. T*i n*n do tự sát ở người già cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân thường là cô đơn, tuổi tác và những vấn đề bệnh tật. Sự thiếu ánh nắng đủ quang phổ cũng là một yếu tố ở một số bệnh nhân (ví dụ, phải ở trong nhà dưỡng lão). Lo âu, thường liên quan đến bệnh thực thể, càng làm tăng thêm lú lẫn đã có ở những bệnh nhân có rối loạn nhận thức. Sự lạm dụng Thu*c ở người cao tuổi - cả sự sao nhãng chăm sóc cơ thể (bị động) và tổn thương thực thể (chủ động) đều cần phải được phát hiện sớm. Bác sĩ phải sớm nhận biết đựợc những vết bầm tím, trầy xước, gãy xương và mệt nhọc. Người già cũng bị hành hạ, lạm dụng nhiều như trẻ em song người khác ít biết được. Do vậy thầy Thu*c cũng phải lưu ý vấn đề này

Dùng nhiều Thu*c (cả Thu*c theo đơn và Thu*c mua bán tự do) là nguyên nhân chính dẫn đến T*i n*n (thường kèm theo gãy xương đùi) và bệnh tật ở người cao tuổi. Các tổn thương về nhận thức càng tăng lên khi số loại Thu*c sử dụng tăng lên. Các Thu*c an dịu và kháng tiết cholinergic là những thủ phạm chính (ví dụ, dùng quá mức để giải quyết mất ngủ). Phàn nàn ngày một tăng cũng nhằm mục đích bù trừ và đánh lạc hướng chú ý đối với sự giảm sút các chức năng tâm thần.

Điều trị

Xã hội

Xã hội hoá, các hoạt động được tổ chức có kế hoạch, xung quanh đều quen thuộc, tiếp tục các kết quả đã đạt được, tránh cô đơn (có thể là những yếu tố quan trọng nhất) là những biện pháp chính để ngăn ngừa và hạn chế các vấn đề tâm thần ở người cao tuổi. Người bệnh cần phải được ở trong môi trường quen thuộc, có các dịch vụ chăm sóc để tránh những thay đổi thói quen đột ngột. Đối với những bệnh nhân không có khả năng tự mình giải quyết các vấn đề, các dịch vụ tại nhà sẽ hỗ trợ họ tiếp tục những hoạt động nội trợ thường ngày; y tá thường xuyên thăm viếng, quản lí và cho dùng Thu*c, theo dõi thể lực của họ; những nhóm người cao tuổi giúp duy trì xã hội hoá và giao lưu giữa con người với con người, ở bệnh viện hay trong các nhà dưỡng lão cũng phải chú ý đến việc sắp xếp bệnh nhân trong một bứồng (xen kẽ người tích cực hoạt động với người chậm chạp).

Thu*c

Điều quan tâm đầu tiên trong điều trị là đối với những yếu tố có thể phục hồi trong hội chứng sa sút trí tuệ. Một yếu tố dễ bị bỏ qua là tự điều trị, đặc biệt là những Thu*c không theo đơn có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của người bệnh. Thủ phạm thường là các Thu*c kháng histamin, kháng cholinergic và thỉnh thoảng đan xen với lạm dụng rượu.

Bất kì một dấu hiệu loạn thần nào, như ý tưởng paranoid, kích động và hoang tưởng đều đáp ứng rất tốt với liều thấp Thu*c chống loạn thần. Uống trifluoperazin 2 - 5 mg/ngày, uống làm một lần hoặc uống fluphenazin 1- 2 mg /ngày thường làm giảm rõ rệt ý tưởng loạn thần.

Không dùng Thu*c gây giảm huyết áp tư thế đứng (dễ gây rạ chóng mặt, ngã, gãy xương).

Các Thu*c chống trầm cảm (chỉ bằng 1/3 hoặc 1/2 liều so với người trưởng thành) chỉ được sử dụng khi có chỉ định điều trị trầm cảm. Đôi khi có thể sử dụng Thu*c kích thích liều nhỏ (ví dụ, methylphenidat, 5 - 30 mg/ngày, chia hai lần uống lúc 7 giờ và buổi trưa) để điều trị chứng vô cảm. Thu*c kích thích có thể làm tăng nhiệt tình để hội nhập vào xã hội và giúp bệnh nhân duy trì những hoạt động trong cuộc sống.

Sử dụng lượng thích hợp rượu hoặc bia nhằm tạo ra sự an dịu nhẹ nhàng là một việc nên làm ở nhà cũng rihư trong bệnh viện hoặc các cơ sở chăm sóc sức khoẻ người bệnh khác.

Hành vi

Do giảm khả năng nhận thức ở người cao tuổi nên phải cần đến các kĩ thuật hành vi đơn giản. Các đáp ứng dương tính đối với những hành vi phù hợp sẽ cổ vũ bệnh nhân lặp lại hành vi mong muốn và thường sẽ bù đắp một phần các khuyết tật trong trí nhớ ngắn hạn và hồi tưởng. Nó cũng góp phần thúc đẩy bệnh nhân tăng cường tham gia vào các hoạt động hội nhập xã hội. Đây là một thành tố hết sức quan trọng bởi lẽ người cao tuổi thường có xu hướng tự xa lánh, do vậy lại càng làm tăng thêm sự cách ly và hạn chế các chức năng.

Một điểm nữa cung cần phải lưu ý là không nên củng cố và cổ vũ những hành vi gây rối bằng cách đảp ửng thoả mãn với nó. Nếu không, đây cũng sẽ là cách phá hỏng hoặc ít nhất là cũng làm xuất hiện dần những hành vi không phù hợp. Ở một khía cạnh khác có thể nhận thấy hành vi quấy rối chỉ là đại diện cho đáp ứng vô hướng đối với tình trạng hẫng hụt và bất lực trong hoạt động. Do vậy cần phải có một chương trình hoạt động định sẵn dành cho người bệnh.

Tâm lý

Người bệnh có thể cần sự giúp đỡ trong việc thích ứng với sự thay đổi vai trò và tìm kiếm những mục tiêu và cách nhìn nhận mới. Người cao tuổi mất dần thứ quan trọng nhất - tương lai. Do vậy họ có thể cố gắng bù trừ sự mất mát đó bằng những hoài niệm về quá khứ. Đưa người bệnh tham gia vào liệu pháp tâm lý dựa trên cơ sở ở đây - và - hiện tại sẽ giúp cho họ thích ứng dễ dàng hơn.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantamthan/cac-roi-loan-tam-than-o-nguoi-cao-tuoi-chan-doan-va-dieu-tri/)

Tin cùng nội dung

  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY