Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Probiotic giúp điều trị béo phì ở trẻ em

Theo các nhà khoa học Ý, chế độ ăn kiểm soát calorie đồng thời bổ sung lợi khuẩn probiotic (vi khuẩn tốt có trong các thực phẩm lên men) có thể hỗ trợ trẻ em và thanh thiếu niên béo phì giảm cân.

Theo các nhà khoa học ý, chế độ ăn kiểm soát calorie đồng thời bổ sung lợi khuẩn probiotic (vi khuẩn tốt có trong các thực phẩm lên men) có thể hỗ trợ trẻ em và thanh thiếu niên béo phì giảm cân.

Ảnh: dailystarpost

Trong nghiên cứu, tiến sĩ flavia prodam và các cộng sự tại ðại học piemonte orientale đã yêu cầu 100 trẻ em và thanh thiếu niên béo phì, từ 6 đến 18 tuổi, áp dụng chế độ ăn kiểm soát calorie và ngẫu nhiên bổ sung các lợi khuẩn bifidobacterium breve br03 và bifidobacterium breve b632 hoặc giả dược trong thời gian 8 tuần. sau đó, nhóm nghiên cứu phân tích mẫu phân và kết quả xét nghiệm sinh hóa của các em để xác định tác dụng của probiotic đối với cân nặng, hệ vi khuẩn đường ruột và sự trao đổi chất.

Kết quả cho thấy những em tuân thủ chế độ ăn kiểm soát calorie có bổ sung probiotic đã giảm cân nhiều hơn và cải thiện độ nhạy insulin so với nhóm chỉ kiểm soát calorie. tăng độ nhạy insulin đồng nghĩa giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. khi tiêu hóa, lợi khuẩn bifidobacterium giải phóng các axít béo chuỗi ngắn vốn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột và kiểm soát cơn đói. những phát hiện này cho thấy probiotic và chế độ ăn kiểm soát calorie có thể giúp điều trị béo phì ở người trẻ, qua đó giảm bớt những nguy cơ sức khỏe về sau.

Béo phì hiện là mối lo sức khỏe toàn cầu, có thể dẫn đến nhiều căn bệnh đe dọa tính mạng như tiểu đường và bệnh tim. ðiều trị và phòng ngừa béo phì đặt ra thách thức lớn cho ngành y tế, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên - đối tượng có tỷ lệ béo phì ngày một gia tăng. trong báo cáo thường niên công bố hồi đầu tháng, quỹ nhi đồng liên hiệp quốc ước tính số lượng trẻ em và thanh thiếu niên béo phì trên thế giới sẽ tăng từ 158 triệu trong năm 2020 lên 245 triệu em vào năm 2030.

HẠNH NGUYÊN (Theo Medicalxpress)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/probiotic-giup-dieu-tri-beo-phi-o-tre-em-a125304.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY