Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Quả đào nhân - Hoạt huyết, nhuận tràng Y học cổ truyền

Đào nhân là nhân quả chín cây đào [Prunus persica (L.) Batsch., họ hoa hồng (Rosaceae)]. Đào nhân chứa nhiều dầu béo; ngoài ra còn có amygdalin, men emulsin, cholin, tinh dầu.
Đào nhân là nhân quả chín cây đào [Prunus persica (L.) Batsch., họ hoa hồng (Rosaceae)]. Đào nhân chứa nhiều dầu béo; ngoài ra còn có amygdalin, men emulsin, cholin, tinh dầu. Đào nhân vị đắng ngọt, tính bình; vào kinh tâm và can. Tác dụng hoạt huyết trừ ứ, còn có tác dụng nhuận tràng. Chữa các chứng thống kinh, kinh bế, đau bụng sau sinh, chấn thương ngã đau, phế ung, trường ung, táo bón. Hằng ngày dùng 6 - 12g. Sắc, nấu.

Một số bài Thu*c có dùng đào nhân:

Hoạt huyết thông kinh: Dùng khi tắc kinh sau khi đẻ, ứ huyết đau bụng, tiểu tiện đau buốt.

Bài 1: đào nhân 12g, hồng hoa 6g, tam lăng 8g, đương quy 12g. Sắc uống. Trị ứ huyết tắc kinh.

Bài 2: Đại thừa khí thang: đại hoàng 16g, hậu phác 8g, chỉ thực 8g, mang tiêu 12g. Sắc uống.

nhuận tràng thông tiện, trị đại tiện bí: hạnh nhân 12g, đào nhân 12g, hỏa ma nhân 12g, đương quy 12g, sinh địa 16g, chỉ xác 12g. Nghiền thành bột mịn, làm mật hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 lần hoặc sắc nước uống.

Thoát mủ, tiêu nhọt, trị ruột bị ung nhọt, đau bụng, đại tiện táo:

Bài 1: Đại hoàng mẫu đơn bì thang: đại hoàng 12g, mẫu đơn bì 16g, đào nhân 12g, đông qua tử 12g, mang tiêu 12g. Sắc uống.

Bài 2: đào nhân 12g, hồng hoa 12g, đương quy 12g, đan sâm 12g, xuyên khung 12g, xích thược 12g, ngưu tất 12g, kim ngân hoa 12g, huyền sâm 12g, thổ miết trùng 8g, tam lăng 8g, nga truật 8g, địa long 12g, thủy điệt 4g, manh trùng 4g, cam thảo sống 4g. Sắc uống.

Dùng cho người suy hô hấp thở gấp, hen suyễn mạn tính:

Bài 1: Nước gừng mật ong trộn bột hạnh nhân đào nhân: đào nhân 30g, hạnh nhân 15g. Nghiền nát trộn với nước gừng và mật ong một lượng thích hợp cho ăn.

Bài 2: Cháo đào nhân: đào nhân 50g, gạo tẻ 60g, nấu cháo (ăn bữa sáng và bữa tối). Dùng cho người mất ngủ hay quên lẫn, đau lưng, sỏi đường tiết niệu. Người bình thường nếu ăn hàng ngày có tác dụng tăng cường trí não, bảo vệ sức khỏe, phòng trị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, cơn đau tim.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-qua-dao-nhan-hoat-huyet-nhuan-trang-y-hoc-co-truyen-15159.html)

Tin cùng nội dung

  • Với bệnh sỏi đường tiết niệu, ngoài những biến chứng cấp tính thì nhiều người lại không có biểu hiện triệu chứng gì rõ ràng nên đến khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn.
  • Theo các nhà chuyên môn, bệnh thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển...
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Bá tử nhân còn có tên hạt trắc bách, tên khoa học Semen Thuya orientalis, là nhân hạt phơi hay sấy khô của cây trắc bách: Thuya orientalis L. [Biota orientalis (L) Endl.], họ hoàng đàn (Cupressaceae).
  • Uất kim còn có tên khác là củ nghệ, là phần rễ phình ra thành củ của cây khương hoàng (Curcuma aromatica Salisb.) hoặc cây nghệ. Thân củ được gọi là khương hoàng, củ con được gọi là uất kim. Nghệ là một loại gia vị quan trọng trong nhiều món ăn ngon.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY