Bài thuốc dân gian hôm nay

Quả la hán và những bài Thuốc tốt

Theo đông y, quả la hán vị ngọt, tính mát; vào phế, đại tràng. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện.
Quả la hán vị ngọt, tính mát.

Mùa lạnh, cả người lớn và trẻ em rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, họng. Khi mắc bệnh, ngoài việc phải điều trị bằng kháng sinh theo đơn của các bác sĩ thì việc sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh cũng rất tốt. Trong các loại thảo dược thì người ta thường nhắc đến quả la hán.

Theo đông y, quả la hán vị ngọt, tính mát; vào phế, đại tràng. tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện. dùng cho các trường hợp cảm sốt, viêm khí quản, ho gà, lao phổi gây ho, viêm họng, mất tiếng, ho nhiều đờm, táo bón, bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu gần đây cho thấy la hán cũng có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống lão hóa. đặc biệt tác dụng làm dịu các kích ứng niêm mạc họng hầu trong các trường hợp viêm thanh khí quản, viêm họng…

Xin giới thiệu một số bài Thuốc chữa bệnh có quả la hán:

Nước quả la hán: la hán 1-2 quả nghiền đập vụn, pha hãm như pha trà hoặc nấu thành nước uống thường ngày 1 - 2 lần. dùng tốt cho người bị viêm họng, mất tiếng, cảm nắng, táo bón.

Nước la hán hạnh nhân: la hán 1 quả, hạnh nhân 10g. la hán nghiền đập vụn, sắc cùng hạnh nhân lấy nước. ngày sắc 1 lần hoặc hãm uống. dùng tốt cho người bị viêm khí phế quản, cảm mạo ho có đờm nhiều.

Xirô bối mẫu la hán quả: xuyên bối mẫu 10g, la hán 1 quả. la hán nghiền đập vụn, thêm ít đường hoặc mật lượng thích hợp, nấu sắc kỹ, chia 2 lần ăn trong ngày. dùng tốt cho người bị lao phổi, viêm khí phế quản, viêm họng khô có sốt, ho khan ít đờm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/qua-la-han-va-nhung-bai-thuoc-tot-548733.html)

Tin cùng nội dung

  • Các bài Thuốc trừ phong dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong và ngoại phong gây ra.
  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY